Tại hội chợ nghệ thuật thường niên này, cùng với những tác phẩm nghệ thuật đương đại trưng bày là các khoản tiền được trả hàng chục ngàn EUR cho mỗi tác phẩm, khiến những sáng tạo có một giá trị đầu tư nhất định.
Một tác phẩm nghệ thuật trưng bày ở FIAC 2017
Theo Huffington Post, với 72.000 khách ghé thăm trong năm 2016, FIAC đã có số lượng tham dự đều đặn kể từ lượng tham gia kỷ lục vào năm 2015, mang lại thành công cho cả doanh số bán tác phẩm. Theo Giám đốc nghệ thuật Jennifer Flay, phần lớn các gallery tham gia đều cảm thấy thỏa mãn với lượng tác phẩm bán được. Chẳng hạn như tác phẩm của Rudolf Stinger được mua với giá 2 triệu EUR, hay như Bumper của Rauschenberg được bán với giá 1 triệu EUR. Con số có thể khiến người ta quên đi mất chuyện các tác phẩm được mua về không chỉ bởi các nhà sưu tập đam mê nghệ thuật mà còn thuộc về các nhà đầu tư dài hạn, các khách hàng đang tìm cách đa dạng hóa tài sản của họ.
Ai là nhà đầu tư mới?
“Đúng là thế giới nghệ thuật rất phức tạp”, Mathilde Courteault, chịu trách nhiệm về Neuflize OBC Art, nói. Đó là lý do tại sao ngân hàng Neuflize OBC mở ra, cách đây 20 năm, một bộ phận đảm bảo tổng hợp các dịch vụ cho khách hàng của họ quan tâm đến lĩnh vực này, từ quản lý bộ sưu tập cho đến phục hồi, có nghĩa như là ước lượng di sản nghệ thuật. Trong thị trường đôi khi hơi khó hiểu này, người mới thường thích nghệ thuật đương đại hơn các tác phẩm cổ xưa, cũng do gu sở thích, nhưng không chỉ có vậy. Điều đó cũng liên quan tới chuyện giá cả và cách chọn. Kết quả, sự phổ biến của các hội chợ nghệ thuật đương đại không chỉ là hành động của những người hiếu kỳ mà ngày càng nhiều người tìm đến và mua.
Theo trang web Artprice, nếu có khoảng 500.000 người sưu tập cách đây 30 năm thì nay, con số này đã là 70 triệu. Trong 15 năm, tổng doanh số tác phẩm bán ra hàng năm đã tăng 1200%, từ 93 triệu USD lên đến 1,2 tỷ USD cho các tác phẩm chủ yếu dưới 5.000 USD.
Nguy cơ của thị trường biến động cao
Các chuyên gia cho rằng việc tăng các tác phẩm bán ra và tăng giá cả không làm cho nghệ thuật đương đại trở thành một khoản đầu tư tốt vì theo họ, khả năng sinh lợi của một tác phẩm rất khó tiên đoán. Trước hết, đó là sự lựa chọn đam mê, nhưng đôi khi cũng chịu áp lực từ sự biến động của thị trường.
Nhắc đến xuống giá, năm 2008 là bằng chứng về sự bất ổn của giá cả, đặc biệt là trong nghệ thuật đương đại. Giám đốc Hội đồng Nghệ thuật của BNP Paribas Wealth Management Antoinette Leonardi giải thích: “Nghệ thuật đương đại đột nhiên giảm 50% giá trị. Đây là thị trường rất dễ bay hơi, trong khi bên trường phái ấn tượng ít bị đầu cơ và xếp hạng của họ ổn định hơn. Vì sợ mảng khó nhằn này, ngân hàng cũng thường từ chối tư vấn cho những tác giả đương đại không phải là cổ điển”. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chưa thật sợ hiệu ứng bong bóng. Từ năm 2005, giá của nghệ thuật đương đại đã tăng hơn 70%, đủ để thu hút thêm nhiều nhà sưu tập mới. Nhưng vẫn còn một nhân tố, một yếu tố độc lập với cách tiếp cận thận trọng của các ngân hàng trong đầu tư vào lĩnh vực nghệ thuật: chế độ thuế thuận lợi. Các tác phẩm nghệ thuật thực tế không bị tính theo cách tính thuế tài sản và được hưởng một khoản thuế 5% nếu có giá trị thặng dư. Nghệ thuật không chỉ còn là vấn đề của trái tim, mà còn là một kênh đầu tư hiệu quả.