Đầu tư gần 12.000 tỷ đồng nâng cấp 3 sân bay

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ đầu tư gần 12.000 tỷ đồng nâng công suất khai thác đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tại các cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Phú Bài và Chu Lai.
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng)
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng)
Ngày 17-7, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết sẽ đầu tư gần 12.000 tỷ đồng nâng công suất khai thác đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tại các cảng hàng không (CHK) quốc tế Cát Bi (Hải Phòng), Phú Bài (Huế) và Chu Lai (Quảng Nam) giai đoạn đến năm 2025.

Trong đó, CHK quốc tế Cát Bi sẽ được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường lăn song song, kết nối đồng bộ với đường băng mới xây dựng trong năm 2018 với kinh phí dự kiến 900 tỷ đồng, đồng thời xây dựng đường cất/hạ cánh mới, nhà ga hành khách và sân đỗ máy bay mới công suất 4 triệu khách/năm, có thể mở rộng lên 6 triệu hành khách/năm, với kinh phí 2.700 tỷ đồng.
Với CHK quốc tế Chu Lai, giai đoạn 2017 - 2018, ACV dự kiến đầu tư 165 tỷ đồng nâng công suất thông quan của nhà ga hành khách lên 1,5 - 1,8 triệu khách/năm. Giai đoạn tiếp theo, 2018 - 2021, ACV dự kiến đầu tư tiếp 5.500 tỷ đồng xây dựng mới đường cất hạ cánh và nhà ga, sân đỗ đi kèm với công suất 5 triệu khách/năm.
Với CHK quốc tế Phú Bài, ACV dự kiến chi 2.650 tỷ đồng xây nhà ga hành khách nâng công suất lên 4 triệu khách, xây dựng đường lăn song song cùng các hệ thống thiết bị đi kèm để tăng năng lực điều hành bay lên 20 lần chuyến/giờ cao điểm và đầu tư thêm 3 vị trí sân đỗ máy bay. 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Bến cá Nghi Thủy thuộc phường Nghi Thủy (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) là một trong những bến cá sầm uất nhất khu vực Bắc miền Trung. Nơi đây không chỉ đơn thuần là bến mà còn kết hợp chợ, “trên bến dưới thuyền”; là đầu mối cung cấp hải sản cho TP Vinh và các địa phương. Mỗi sáng, bến - chợ này có hàng trăm người, tàu thuyền tấp nập bán mua…

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 4: Để lại là những… quả đấm thép

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 4: Để lại là những… quả đấm thép

Cuối tháng 2-2025, tại trụ sở Bộ Tài chính đã diễn ra lễ ký kết chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với 18 tập đoàn, tổng công ty từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Tài chính. Động thái này được kỳ vọng tạo ra bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý và phát triển của 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng và hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung.

Bấp bênh sản phẩm OCOP

Bấp bênh sản phẩm OCOP

Chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương; sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, thiếu tính đặc trưng; không có sự liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, đầu ra hàng hóa không ổn định… Đó là 3 trong số rất nhiều tồn tại, hạn chế chưa thể khắc phục trong quá trình triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua. Qua đó, cho thấy tại nhiều địa phương, chương trình chưa mang lại hiệu quả, mục tiêu như Chính phủ đề ra, thậm chí đang bị thụt lùi.

Bước chạy đà tích cực

Bước chạy đà tích cực

TPHCM đã có bước chạy đà khá tốt trong quý 1-2025 với mức tăng trưởng 7,51%, cao nhất từ năm 2020 đến nay và là địa phương có sự khởi đầu tốt hơn so với các thành phố lớn trong cả nước và vùng Đông Nam bộ. Nguồn lực tích lũy của năm 2024, nhất là các tháng cuối năm là một lợi thế.

Giá vàng chiều 2-4 tiếp tục giảm từ đỉnh

Giá vàng chiều 2-4 tiếp tục giảm từ đỉnh

Giá vàng trong nước chiều 2-4 tiếp tục biến động theo chiều giảm. Trong đó, một doanh nghiệp tại TPHCM niêm yết giá vàng miếng SJC giảm mạnh về gần 100 triệu đồng/lượng.