Cuộc đời hoạt động cách mạng, từ một thanh niên hăng hái nhiệt tình trong phong trào Thanh niên phản đế, đến người cán bộ lãnh đạo dày dặn trải qua bao thử thách đầy khốc liệt trong 2 cuộc kháng chiến ở chiến trường trọng điểm đến cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thể hiện là một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một người cộng sản chân chính, suốt đời vì nước, vì dân. Trong đó, Sài Gòn - TPHCM, nơi ông có thời gian làm Bí thư Đảng bộ TP nhiều nhất, dấu ấn Võ Văn Kiệt để lại cho đời, cho dân hết sức sâu sắc, sáng ngời.
Tham gia cách mạng lúc 16 tuổi, nhanh chóng trở thành “người lãnh đạo” các cấp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long gần 20 năm. Năm 1959, lúc cách mạng miền Nam gặp vô vàn khó khăn, đồng chí Võ Văn Kiệt được điều về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Dấu ấn Võ Văn Kiệt đầu tiên ở Sài Gòn - Gia Định là với tầm nhìn chiến lược, với kinh nghiệm qua bao năm lăn lộn với dân, đồng chí nhận thấy nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn không thể tách rời vùng nông thôn ngoại thành vốn là địa bàn thuộc tỉnh Gia Định. Cơ quan lãnh đạo thành phố phải có căn cứ ở nông thôn, làm chỗ “đứng chân”. Do đó đồng chí đã kiến nghị với Xứ ủy sáp nhập hai Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Đảng bộ Gia Định thành một Đảng bộ thống nhất, lấy tên là Đảng bộ Khu Sài Gòn - Gia Định và hiện nay là Đảng bộ TPHCM.
Tham gia cách mạng lúc 16 tuổi, nhanh chóng trở thành “người lãnh đạo” các cấp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long gần 20 năm. Năm 1959, lúc cách mạng miền Nam gặp vô vàn khó khăn, đồng chí Võ Văn Kiệt được điều về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Dấu ấn Võ Văn Kiệt đầu tiên ở Sài Gòn - Gia Định là với tầm nhìn chiến lược, với kinh nghiệm qua bao năm lăn lộn với dân, đồng chí nhận thấy nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn không thể tách rời vùng nông thôn ngoại thành vốn là địa bàn thuộc tỉnh Gia Định. Cơ quan lãnh đạo thành phố phải có căn cứ ở nông thôn, làm chỗ “đứng chân”. Do đó đồng chí đã kiến nghị với Xứ ủy sáp nhập hai Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Đảng bộ Gia Định thành một Đảng bộ thống nhất, lấy tên là Đảng bộ Khu Sài Gòn - Gia Định và hiện nay là Đảng bộ TPHCM.
Sau khi sáp nhập, đồng chí Võ Văn Kiệt đã cùng Khu ủy nhanh chóng vạch ra và lãnh đạo kế hoạch Đồng khởi ở Gia Định. Qua hai đợt Đồng Khởi, đến mùa xuân năm 1961, Sài Gòn - Gia Định đã có 30 xã được giải phóng nối liền với vùng giải phóng rộng lớn của Tây Ninh, Bình Dương, tạo ra vùng căn cứ địa vững chắc của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Ngoài ra còn có nhiều lõm xen kẽ ở vùng ven như ở Gò Vấp, Hóc Môn. Đây cũng là bàn đạp để tiến công vào các mục tiêu của nội thành. Lực lượng võ trang của Sài Gòn - Gia Định được hình thành từ những ngày Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời với việc mở rộng vùng giải phóng ở ngoại thành, Khu ủy đã tiến hành khôi phục cơ sở, đẩy mạnh phong trào chính trị kết hợp võ trang ở nội thành.
Qua thực tiễn phong trào, đồng chí Võ Văn Kiệt cùng với các đồng sự phụ trách quân sự của Sài Gòn - Gia Định mới được bổ sung từ Đoàn Phương Đông về đã hoàn thiện tư duy về tổ chức lực lượng võ trang đô thị. Theo chủ trương của Khu ủy, ở chiến trường Sài Gòn - Gia Định phải tổ chức lực lượng võ trang đa dạng, như ở vùng Củ Chi ngoại thành thì tổ chức các đơn vị tập trung, ở sát nách Sài Gòn thì tổ chức du kích, tự vệ thích hợp như du kích mật, tự vệ mật, hoạt động theo phương châm: đánh đau, đánh hiểm nhưng không lộ mặt, vẫn “công khai” trong vùng tạm chiếm. Chính nhờ đó mà phong trào chiến tranh du kích bằng lực lượng du kích, tự vệ công khai và bí mật kết hợp với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng các giới, các đoàn thể, tạo nên ngọn đòn tấn công mạnh mẽ của cách mạng ngay sào huyệt của kẻ thù. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã có dấu ấn rõ rệt trong việc phát triển lực lượng võ trang thành phố.
Sau Đại hội III của Đảng, Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo Sài Gòn - Gia Định tổ chức phát triển lực lượng võ trang và đấu tranh võ trang để hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị của quần chúng. Ngày 19-3-1961, Quân khu Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Hệ thống tổ chức quân sự được xây dựng hoàn thiện từ quân khu đến các huyện, xã. Ở nội thành, theo từng cánh, từng đoàn thể cũng có lực lượng võ trang, đồng thời có các đội trinh sát chiến đấu của quân báo, dần dần hình thành các đội biệt động thành và biệt động của các đoàn thể. Trên cơ sở phong trào cách mạng càng phát triển, lực lượng võ trang TP đã không ngừng lớn mạnh. Nhờ đó, mà trong giai đoạn “chiến tranh đặc biệt” và thời kỳ đầu của “chiến tranh cục bộ”, Sài Gòn - Gia Định là nơi tiêu diệt nhiều quân xâm lược nhất qua các trận đánh xuất quỷ nhập thần… Và, đến Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Sài Gòn - Gia Định vào cuộc bằng đòn giáng phủ đầu của lực lượng biệt động thành, gây nên cú “choáng đột ngột” cho kẻ xâm lược…
Gần 12 năm (1959-1970) giữ vị trí đứng đầu Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định trong một thời kỳ vô cùng cam go khốc liệt nhưng cũng đầy chiến công hào hùng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng của TP, chiến trường trọng điểm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tên tuổi và công lao của đồng chí gắn liền với những trang sử vẻ vang và hào hùng của quân dân, Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định, trong đó dấu ấn Võ Văn Kiệt in rõ rệt ở sự hình thành Đảng bộ Khu Sài Gòn - Gia Định và sự trưởng thành của lực lượng võ trang TP với những chiến dịch, chiến công lừng lẫy.
Sau hơn một năm giải phóng, khi nguồn nguyên liệu dự trữ cạn dần, lại thực hiện lối sản xuất kinh doanh khác với trước đó, nên tình hình kinh tế TP ngày càng xuống dốc và bước vào sự khủng hoảng trầm trọng. Nhân dân Sài Gòn lần đầu tiên trong lịch sử phải ăn độn hạt bo bo, khoai, sắn. Là người con của vựa lúa Nam bộ, ông không cam tâm để người dân TP đói. Cả Thành ủy, đứng đầu là Bí thư Võ Văn Kiệt đều phải lo “chạy gạo” cho dân. Ông đã mời giám đốc Ngân hàng (ông Lữ Minh Châu), Công ty lương thực (bà Ba Thi - Nguyễn Thị Ráo), Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải đến giao nhiệm vụ cụ thể để xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mua lúa theo giá sát thị trường (gấp 3 lần giá nhà nước). Làm như vậy là sai nguyên tắc, sai chủ trương và bị Ủy ban Vật giá “kiện” lên Trung ương. Sai nguyên tắc, sai chủ trương nhưng lại cứu đói cho dân TP sau ngày giải phóng. Rõ ràng, ông đã thẩm thấu sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: người dân chỉ biết giá trị của độc lập, tự do khi được ăn no, mặc ấm.
Cứu đói là “chữa cháy”, cơ bản phải phát triển công nghiệp, thương mại vốn là thế mạnh của thành phố. Trong tình trạng các xí nghiệp quốc doanh đều ngắc ngoải, tưởng như không có đường ra, nhiều giám đốc xí nghiệp có rất nhiều trăn trở muốn đề đạt ý kiến với Nhà nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thành lập “Câu lạc bộ giám đốc”, quy tụ các giám đốc, Bí thư tổ chức Đảng, phụ trách công đoàn các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh. Câu lạc bộ này còn hoạt động kéo dài sau khi đồng chí Võ Văn Kiệt ra Trung ương nhận nhiệm vụ mới, đã đóng góp những cơ sở thực tiễn quan trọng để hình thành tư duy đổi mới. Bản thân đồng chí Võ Văn Kiệt thường xuyên đi sâu tìm hiểu thực tiễn các xí nghiệp, cùng trao đổi với công nhân, người trực tiếp lao động, cụ thể như ở Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, dệt Phước Long, dệt Thành Công, bột giặt Viso… Ông đã trực tiếp chỉ đạo cho phép làm theo những sáng kiến, sáng tạo của công nhân, giám đốc. Người ta thường cho việc đó là “xé rào”. Nhưng cuối cùng, khi tổng kết đã được coi đó là “bước đột phá” về cách làm ăn mới, cần phải chuyển biến mạnh trong nhận thức, tức là phải đổi mới tư duy.
Song song với việc khảo sát, trực tiếp chỉ đạo thực tiễn hoạt động của các xí nghiệp, nhà máy, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thành lập Văn phòng Công tác nghiên cứu kinh tế trực thuộc Thành ủy, tập hợp trí thức từ các nguồn, trong đó có những chuyên gia kinh tế đã từng giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền Sài Gòn trước 1975. Trên cơ sở những nghiên cứu của Văn phòng về tư duy kinh tế, ngân hàng - tài chính, đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, ngoại thương và quan hệ quốc tế, Thành ủy đã có những chủ trương tìm ngoại tệ để mua nguyên liệu sản xuất, nhất là những ngành có sản phẩm xuất khẩu…
Sau Đại hội III của Đảng, Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo Sài Gòn - Gia Định tổ chức phát triển lực lượng võ trang và đấu tranh võ trang để hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị của quần chúng. Ngày 19-3-1961, Quân khu Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Hệ thống tổ chức quân sự được xây dựng hoàn thiện từ quân khu đến các huyện, xã. Ở nội thành, theo từng cánh, từng đoàn thể cũng có lực lượng võ trang, đồng thời có các đội trinh sát chiến đấu của quân báo, dần dần hình thành các đội biệt động thành và biệt động của các đoàn thể. Trên cơ sở phong trào cách mạng càng phát triển, lực lượng võ trang TP đã không ngừng lớn mạnh. Nhờ đó, mà trong giai đoạn “chiến tranh đặc biệt” và thời kỳ đầu của “chiến tranh cục bộ”, Sài Gòn - Gia Định là nơi tiêu diệt nhiều quân xâm lược nhất qua các trận đánh xuất quỷ nhập thần… Và, đến Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Sài Gòn - Gia Định vào cuộc bằng đòn giáng phủ đầu của lực lượng biệt động thành, gây nên cú “choáng đột ngột” cho kẻ xâm lược…
Gần 12 năm (1959-1970) giữ vị trí đứng đầu Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định trong một thời kỳ vô cùng cam go khốc liệt nhưng cũng đầy chiến công hào hùng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng của TP, chiến trường trọng điểm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tên tuổi và công lao của đồng chí gắn liền với những trang sử vẻ vang và hào hùng của quân dân, Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định, trong đó dấu ấn Võ Văn Kiệt in rõ rệt ở sự hình thành Đảng bộ Khu Sài Gòn - Gia Định và sự trưởng thành của lực lượng võ trang TP với những chiến dịch, chiến công lừng lẫy.
Sau hơn một năm giải phóng, khi nguồn nguyên liệu dự trữ cạn dần, lại thực hiện lối sản xuất kinh doanh khác với trước đó, nên tình hình kinh tế TP ngày càng xuống dốc và bước vào sự khủng hoảng trầm trọng. Nhân dân Sài Gòn lần đầu tiên trong lịch sử phải ăn độn hạt bo bo, khoai, sắn. Là người con của vựa lúa Nam bộ, ông không cam tâm để người dân TP đói. Cả Thành ủy, đứng đầu là Bí thư Võ Văn Kiệt đều phải lo “chạy gạo” cho dân. Ông đã mời giám đốc Ngân hàng (ông Lữ Minh Châu), Công ty lương thực (bà Ba Thi - Nguyễn Thị Ráo), Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải đến giao nhiệm vụ cụ thể để xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mua lúa theo giá sát thị trường (gấp 3 lần giá nhà nước). Làm như vậy là sai nguyên tắc, sai chủ trương và bị Ủy ban Vật giá “kiện” lên Trung ương. Sai nguyên tắc, sai chủ trương nhưng lại cứu đói cho dân TP sau ngày giải phóng. Rõ ràng, ông đã thẩm thấu sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: người dân chỉ biết giá trị của độc lập, tự do khi được ăn no, mặc ấm.
Cứu đói là “chữa cháy”, cơ bản phải phát triển công nghiệp, thương mại vốn là thế mạnh của thành phố. Trong tình trạng các xí nghiệp quốc doanh đều ngắc ngoải, tưởng như không có đường ra, nhiều giám đốc xí nghiệp có rất nhiều trăn trở muốn đề đạt ý kiến với Nhà nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thành lập “Câu lạc bộ giám đốc”, quy tụ các giám đốc, Bí thư tổ chức Đảng, phụ trách công đoàn các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh. Câu lạc bộ này còn hoạt động kéo dài sau khi đồng chí Võ Văn Kiệt ra Trung ương nhận nhiệm vụ mới, đã đóng góp những cơ sở thực tiễn quan trọng để hình thành tư duy đổi mới. Bản thân đồng chí Võ Văn Kiệt thường xuyên đi sâu tìm hiểu thực tiễn các xí nghiệp, cùng trao đổi với công nhân, người trực tiếp lao động, cụ thể như ở Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, dệt Phước Long, dệt Thành Công, bột giặt Viso… Ông đã trực tiếp chỉ đạo cho phép làm theo những sáng kiến, sáng tạo của công nhân, giám đốc. Người ta thường cho việc đó là “xé rào”. Nhưng cuối cùng, khi tổng kết đã được coi đó là “bước đột phá” về cách làm ăn mới, cần phải chuyển biến mạnh trong nhận thức, tức là phải đổi mới tư duy.
Song song với việc khảo sát, trực tiếp chỉ đạo thực tiễn hoạt động của các xí nghiệp, nhà máy, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thành lập Văn phòng Công tác nghiên cứu kinh tế trực thuộc Thành ủy, tập hợp trí thức từ các nguồn, trong đó có những chuyên gia kinh tế đã từng giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền Sài Gòn trước 1975. Trên cơ sở những nghiên cứu của Văn phòng về tư duy kinh tế, ngân hàng - tài chính, đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, ngoại thương và quan hệ quốc tế, Thành ủy đã có những chủ trương tìm ngoại tệ để mua nguyên liệu sản xuất, nhất là những ngành có sản phẩm xuất khẩu…
Chính những chủ trương, chính sách do đồng chí Võ Văn Kiệt tổ chức nghiên cứu từ thực tiễn TPHCM, rồi đưa ra thi hành thí điểm, tiến hành tổng kết đã trở thành những bước đột phá, những căn cứ thực tiễn quan trọng, góp phần hình thành tư duy và đường lối đổi mới sau này.
Long trọng kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Ngày 21-11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23-11-1922 - 23-11-2017) và 77 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 - 23-11-2017). Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long. Cùng tham dự còn có đoàn đại biểu TPHCM do đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; các mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo người dân huyện Vũng Liêm.
Các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người con ưu tú của quê hương Vũng Liêm, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên trung, hết lòng tận tụy phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, đã ôn lại lịch sử đấu tranh hào hùng của quân và dân Vũng Liêm, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm; đồng chí Phan Văn Hòa (tức cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) và một số đồng chí khác, đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến. Đồng chí Võ Văn Kiệt còn được biết đến như một vị lãnh đạo của hành động và sáng tạo, đã có những dấu ấn công trình to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.
Về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vĩnh Long, đồng chí Nguyễn Văn Quang nhấn mạnh đó là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân tỉnh Vĩnh Long, tạo tiền đề để cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. “Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đánh dấu bước trưởng thành của Đảng bộ, quân và dân tỉnh. Đây là lần đầu tiên quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã nhất tề đứng lên làm cuộc khởi nghĩa có vũ trang, đánh thẳng vào bộ máy chính quyền địch. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu nhưng tinh thần quật khởi chiến đấu của nhân dân Vĩnh Long vẫn luôn sáng ngời trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam”, đồng chí Nguyễn Văn Quang phát biểu ôn lại truyền thống.
Trước đó, các đại biểu đã dâng hương tại tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao, bia Nam kỳ khởi nghĩa, di tích hồ Vũng Linh và Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; cùng tham dự khai mạc triển lãm ảnh chủ đề: “Yêu quê hương qua góc nhìn Võ Văn Kiệt” do đồng chí Võ Văn Kiệt sáng tác lúc sinh thời. Dịp này, tỉnh Đồng Nai tặng khu tưởng niệm bộ lục bình và TPHCM tặng 100 triệu đồng.
Cùng đó, tỉnh Vĩnh Long còn có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và 77 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa, như thi vẽ tranh về đồng chí Võ Văn Kiệt; thi ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long; triển lãm tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa; triển lãm sách, báo và các hoạt động thể dục thể thao khác…
Ngày 21-11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23-11-1922 - 23-11-2017) và 77 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 - 23-11-2017). Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long. Cùng tham dự còn có đoàn đại biểu TPHCM do đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; các mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo người dân huyện Vũng Liêm.
Các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người con ưu tú của quê hương Vũng Liêm, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên trung, hết lòng tận tụy phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, đã ôn lại lịch sử đấu tranh hào hùng của quân và dân Vũng Liêm, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm; đồng chí Phan Văn Hòa (tức cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) và một số đồng chí khác, đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến. Đồng chí Võ Văn Kiệt còn được biết đến như một vị lãnh đạo của hành động và sáng tạo, đã có những dấu ấn công trình to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.
Về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vĩnh Long, đồng chí Nguyễn Văn Quang nhấn mạnh đó là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân tỉnh Vĩnh Long, tạo tiền đề để cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. “Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đánh dấu bước trưởng thành của Đảng bộ, quân và dân tỉnh. Đây là lần đầu tiên quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã nhất tề đứng lên làm cuộc khởi nghĩa có vũ trang, đánh thẳng vào bộ máy chính quyền địch. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu nhưng tinh thần quật khởi chiến đấu của nhân dân Vĩnh Long vẫn luôn sáng ngời trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam”, đồng chí Nguyễn Văn Quang phát biểu ôn lại truyền thống.
Trước đó, các đại biểu đã dâng hương tại tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao, bia Nam kỳ khởi nghĩa, di tích hồ Vũng Linh và Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; cùng tham dự khai mạc triển lãm ảnh chủ đề: “Yêu quê hương qua góc nhìn Võ Văn Kiệt” do đồng chí Võ Văn Kiệt sáng tác lúc sinh thời. Dịp này, tỉnh Đồng Nai tặng khu tưởng niệm bộ lục bình và TPHCM tặng 100 triệu đồng.
Cùng đó, tỉnh Vĩnh Long còn có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và 77 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa, như thi vẽ tranh về đồng chí Võ Văn Kiệt; thi ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long; triển lãm tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa; triển lãm sách, báo và các hoạt động thể dục thể thao khác…
DŨNG QUỐC