Bên cạnh việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội, lãnh đạo TPHCM đang tập trung triển khai xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh; đặc biệt là khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng khu đô thị sáng tạo phía Đông TPHCM, nhằm tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững cho TP trong tương lai.
Phát huy nguồn lực con người gắn với sáng tạo
Cụ thể hóa cho ý tưởng hình thành khu đô thị sáng tạo, giữa tháng 3-2018, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã dẫn đầu đoàn công tác của TP đến Nhật Bản học tập kinh nghiệm với mong muốn tìm kiếm phương thức thực hiện mô hình này phù hợp với thực tiễn của TP. Chuyến đi cũng nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa TPHCM và các đối tác Nhật Bản trong lĩnh vực sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng TP thông minh, TP khoa học. Đoàn cũng vận động, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn… của Nhật Bản vào phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của TPHCM, phát triển TP khoa học.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, TPHCM phải đi đầu, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng cho cả nước. Nên bên cạnh các mô hình có sẵn, TPHCM cần thúc đẩy chương trình khởi nghiệp sáng tạo; đồng thời hình thành khu đô thị sáng tạo phía Đông TPHCM.
Phát huy nguồn lực con người gắn với sáng tạo
Cụ thể hóa cho ý tưởng hình thành khu đô thị sáng tạo, giữa tháng 3-2018, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã dẫn đầu đoàn công tác của TP đến Nhật Bản học tập kinh nghiệm với mong muốn tìm kiếm phương thức thực hiện mô hình này phù hợp với thực tiễn của TP. Chuyến đi cũng nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa TPHCM và các đối tác Nhật Bản trong lĩnh vực sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng TP thông minh, TP khoa học. Đoàn cũng vận động, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn… của Nhật Bản vào phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của TPHCM, phát triển TP khoa học.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, TPHCM phải đi đầu, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng cho cả nước. Nên bên cạnh các mô hình có sẵn, TPHCM cần thúc đẩy chương trình khởi nghiệp sáng tạo; đồng thời hình thành khu đô thị sáng tạo phía Đông TPHCM.
Cùng với đó, TPHCM còn tập trung triển khai các đề án nhánh, cụ thể hóa chủ trương xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh. Tuy nhiên, trước thực trạng kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường… diễn ra thường xuyên, một số cán bộ, đảng viên băn khoăn và nhận xét nước còn ngập, đường còn tắc thì nói gì đến đô thị thông minh. Song, phải thấy rằng bản chất của đô thị thông minh là phương thức quản lý mới, nhằm giúp giải quyết tốt các bất cập trong quá trình đô thị hóa, bao gồm các vấn đề về nhà ở, kẹt xe, ngập nước, môi trường. Chẳng hạn, bằng phương thức quản lý mới sẽ giúp chính quyền TPHCM dự báo được số dân gia tăng trong thời gian tới. Tương ứng với đó là các phương án bố trí dân, điều tiết dân cư cũng như xây dựng các kịch bản ứng phó thích hợp để tránh sự bị động, giải quyết sự vụ khi thực tế đã diễn ra. Điều này càng khẳng định, chính vì đường còn tắc, nước còn ngập, ô nhiễm còn xảy ra thường xuyên càng đòi hỏi nhanh chóng xây dựng đô thị thông minh để sớm giải quyết các tồn tại đã nêu.
Tương tự như thế, khái niệm đô thị sáng tạo có lẽ còn xa lạ với không ít người. Cũng có thể, một số cán bộ, đảng viên, người dân vẫn chưa thể hình dung được khu đô thị sáng tạo này sẽ là “Silicon Valley” kiểu Nhật là ưu tiên hỗ trợ những nhà khởi nghiệp công nghệ hay thung lũng Silicon của Mỹ với sự chú trọng tạo môi trường nghiên cứu khoa học, công nghệ cao. Cũng chính vì mới bắt đầu và xa lạ với nhiều người nên có không ít lo ngại về tính hiệu quả của “khu đô thị sáng tạo phía Đông” mà lãnh đạo TPHCM đang tập trung nghiên cứu.
Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là thời gian qua, TPHCM đã phát huy rất tốt truyền thống sáng tạo. Đây là thành tố quan trọng hàng đầu giúp TPHCM phát triển. Theo đó, từ năm 1975 đến nay, nhiều mô hình của TPHCM từ hoạt động kinh doanh, quản lý, công tác xã hội, phong trào quần chúng… với cách làm sáng tạo đã mang hiệu quả, được nhân rộng ra cả nước.
Trong thời kỳ mới này, với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 càng đòi hỏi TPHCM phải có sự đột phá đổi mới, sáng tạo để giữ vững và phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của cả nước. Do đó, bên cạnh việc vận dụng sáng tạo, khai thác tốt các nguồn lực tài chính thì việc vận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy nguồn lực con người gắn với sáng tạo là yêu cầu cấp thiết. Chính vì lẽ đó, ý tưởng hình thành khu đô thị sáng tạo là nền móng quan trọng để TPHCM từng bước xây dựng nơi đây thành hạt nhân sáng tạo, giúp TPHCM phát triển nhanh và bền vững.
Chăm chút thành quả, thu hút đầu tư
Năm 2018 là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng đối với TPHCM. Theo đó, Đảng bộ TPHCM sẽ tiến hành đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X. Đây cũng là năm đầu tiên TPHCM triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Nhận thấy trách nhiệm nặng nề này, ngay từ đầu năm 2018, cả hệ thống chính trị TPHCM đã tập trung đề ra các nhiệm vụ, giải pháp và khẩn trương thực hiện.
Kết quả bước đầu cho thấy, kinh tế - xã hội của TPHCM trong những tháng đầu năm có những tín hiệu đáng mừng. Cụ thể, kinh tế TPHCM tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, tăng 7,64% (cùng kỳ tăng 7,46%). Đặc biệt, thu hút vốn đầu tư đạt kết quả tốt, nhất là vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (đạt 1,28 tỷ USD), gấp 3,8 lần so với cùng kỳ.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cũng điểm lại thời gian qua các doanh nghiệp nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng đối với kinh tế - xã hội của TPHCM. Cụ thể, năm 1995 các doanh nghiệp nước ngoài chỉ đóng góp 11,3% GDP của TPHCM thì đến năm 2010 tăng lên gấp 2 lần. Hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài đóng góp 17% GRDP, nếu theo phương pháp GDP cũ thì mức đóng góp lên đến 25%. Cạnh đó, kinh ngạch xuất khẩu cũng không ngừng gia tăng, từ 8,8% (năm 1995) tăng lên 23,9% (năm 2010) và nay là 55,9%. Trước kết quả nêu trên, lãnh đạo TPHCM xác định đây là điểm son mà TPHCM phải giữ.
Người đứng đầu chính quyền TPHCM đưa ra nhiều cam kết như đảm bảo sự ổn định, nhất quán các cơ chế, chính sách; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp… TPHCM sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp cải thiện, nâng cao cả về điểm số và thứ hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI (năm 2017, TPHCM xếp hạng 8/63, bằng hạng năm trước nhưng các chỉ số tính minh bạch, chỉ số gia nhập thị trường đều giảm).
Trước tiên, TPHCM đã chính thức vận hành tổ công tác liên ngành về đầu tư. Tổ sẽ hỗ trợ, xử lý toàn bộ thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp cho đến khi dự án được cấp phép hoạt động. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ và nhận kết quả tại tổ công tác mà không phải nộp hồ sơ hay nhận kết quả ở bất kể nơi đâu. Có thể nói, đây là đầu tiên của cả nước và chưa có tiền lệ. Tổ này do Chủ tịch UBND TP làm tổ trưởng, đặt mục tiêu giảm ít nhất 50% thời gian so với quy định. Cạnh đó, để cụ thể hóa cam kết hỗ trợ doanh nghiệp, TPHCM còn thành lập tổ công tác liên ngành để hỗ trợ mặt bằng, đất đai cho doanh nghiệp nhằm giải quyết 2 vấn đề lớn mà các nhà đầu tư quan tâm. Đó là giúp xác định rõ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và thời gian nhận đất sạch để đầu tư dự án…
Việc chính quyền TPHCM đưa ra các cam kết cụ thể, mạnh mẽ; đồng thời quyết liệt triển khai một số giải pháp cụ thể thực hiện cam kết được kỳ vọng sẽ tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư.
Tương tự như thế, khái niệm đô thị sáng tạo có lẽ còn xa lạ với không ít người. Cũng có thể, một số cán bộ, đảng viên, người dân vẫn chưa thể hình dung được khu đô thị sáng tạo này sẽ là “Silicon Valley” kiểu Nhật là ưu tiên hỗ trợ những nhà khởi nghiệp công nghệ hay thung lũng Silicon của Mỹ với sự chú trọng tạo môi trường nghiên cứu khoa học, công nghệ cao. Cũng chính vì mới bắt đầu và xa lạ với nhiều người nên có không ít lo ngại về tính hiệu quả của “khu đô thị sáng tạo phía Đông” mà lãnh đạo TPHCM đang tập trung nghiên cứu.
Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là thời gian qua, TPHCM đã phát huy rất tốt truyền thống sáng tạo. Đây là thành tố quan trọng hàng đầu giúp TPHCM phát triển. Theo đó, từ năm 1975 đến nay, nhiều mô hình của TPHCM từ hoạt động kinh doanh, quản lý, công tác xã hội, phong trào quần chúng… với cách làm sáng tạo đã mang hiệu quả, được nhân rộng ra cả nước.
Trong thời kỳ mới này, với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 càng đòi hỏi TPHCM phải có sự đột phá đổi mới, sáng tạo để giữ vững và phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của cả nước. Do đó, bên cạnh việc vận dụng sáng tạo, khai thác tốt các nguồn lực tài chính thì việc vận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy nguồn lực con người gắn với sáng tạo là yêu cầu cấp thiết. Chính vì lẽ đó, ý tưởng hình thành khu đô thị sáng tạo là nền móng quan trọng để TPHCM từng bước xây dựng nơi đây thành hạt nhân sáng tạo, giúp TPHCM phát triển nhanh và bền vững.
Chăm chút thành quả, thu hút đầu tư
Năm 2018 là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng đối với TPHCM. Theo đó, Đảng bộ TPHCM sẽ tiến hành đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X. Đây cũng là năm đầu tiên TPHCM triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Nhận thấy trách nhiệm nặng nề này, ngay từ đầu năm 2018, cả hệ thống chính trị TPHCM đã tập trung đề ra các nhiệm vụ, giải pháp và khẩn trương thực hiện.
Kết quả bước đầu cho thấy, kinh tế - xã hội của TPHCM trong những tháng đầu năm có những tín hiệu đáng mừng. Cụ thể, kinh tế TPHCM tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, tăng 7,64% (cùng kỳ tăng 7,46%). Đặc biệt, thu hút vốn đầu tư đạt kết quả tốt, nhất là vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (đạt 1,28 tỷ USD), gấp 3,8 lần so với cùng kỳ.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cũng điểm lại thời gian qua các doanh nghiệp nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng đối với kinh tế - xã hội của TPHCM. Cụ thể, năm 1995 các doanh nghiệp nước ngoài chỉ đóng góp 11,3% GDP của TPHCM thì đến năm 2010 tăng lên gấp 2 lần. Hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài đóng góp 17% GRDP, nếu theo phương pháp GDP cũ thì mức đóng góp lên đến 25%. Cạnh đó, kinh ngạch xuất khẩu cũng không ngừng gia tăng, từ 8,8% (năm 1995) tăng lên 23,9% (năm 2010) và nay là 55,9%. Trước kết quả nêu trên, lãnh đạo TPHCM xác định đây là điểm son mà TPHCM phải giữ.
Người đứng đầu chính quyền TPHCM đưa ra nhiều cam kết như đảm bảo sự ổn định, nhất quán các cơ chế, chính sách; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp… TPHCM sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp cải thiện, nâng cao cả về điểm số và thứ hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI (năm 2017, TPHCM xếp hạng 8/63, bằng hạng năm trước nhưng các chỉ số tính minh bạch, chỉ số gia nhập thị trường đều giảm).
Trước tiên, TPHCM đã chính thức vận hành tổ công tác liên ngành về đầu tư. Tổ sẽ hỗ trợ, xử lý toàn bộ thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp cho đến khi dự án được cấp phép hoạt động. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ và nhận kết quả tại tổ công tác mà không phải nộp hồ sơ hay nhận kết quả ở bất kể nơi đâu. Có thể nói, đây là đầu tiên của cả nước và chưa có tiền lệ. Tổ này do Chủ tịch UBND TP làm tổ trưởng, đặt mục tiêu giảm ít nhất 50% thời gian so với quy định. Cạnh đó, để cụ thể hóa cam kết hỗ trợ doanh nghiệp, TPHCM còn thành lập tổ công tác liên ngành để hỗ trợ mặt bằng, đất đai cho doanh nghiệp nhằm giải quyết 2 vấn đề lớn mà các nhà đầu tư quan tâm. Đó là giúp xác định rõ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và thời gian nhận đất sạch để đầu tư dự án…
Việc chính quyền TPHCM đưa ra các cam kết cụ thể, mạnh mẽ; đồng thời quyết liệt triển khai một số giải pháp cụ thể thực hiện cam kết được kỳ vọng sẽ tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư.