Sếu đầu đỏ, còn gọi là sếu cổ trụi hay sếu lớn Phương Đông, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới (Sách đỏ IUCN), nên được bảo vệ nghiêm ngặt. Từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, sếu đầu đỏ thường di trú về một số khu bảo tồn sinh thái ở miền Tây Nam bộ.
Ở Vườn quốc gia Tràm Chim (VQG Tràm Chim) huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có thời điểm hơn 1.000 cá thể sếu đầu đỏ về cùng những loài chim quý hiếm khác.
Năm nay, giữa tháng 4, có 3 cá thể sếu đầu đỏ về VQG Tràm Chim, trong khi Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) ghi nhận khoảng 30 con sếu về. Môi trường sinh thái bị suy giảm chất lượng khiến nhiều loài chim quý hiếm vơi dần về số loài và sự đa dạng. Thậm chí, sếu đầu đỏ có nguy cơ tuyệt chủng.
Sếu đầu đỏ được xem là loài lớn nhất trong họ nhà sếu, cũng là loài chim biết bay cao nhất. Ảnh: TRƯƠNG THANH NHÃ
Chim Giáng Sen là một trong những loài chim quý ở VQG Tràm Chim. Ảnh: ĐOÀN HỒNG
Bãi ngủ của sếu đầu đỏ. Ảnh: TRƯƠNG THANH NHÃ
Diệc, một trong những loài chim quý hiếm sống tại VQG Tràm Chim. Ảnh: ĐOÀN HỒNG
Một cá thể sếu trong nhóm (thứ 3 từ trái sang), được Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã thế giới đeo vòng bảo tồn. Ảnh: ĐOÀN HỒNG
Chim Nhan Điển (còn gọi là chim cổ rắn) cũng là một trong những loài chim quý ở VQG Tràm Chim. Ảnh: ĐOÀN HỒNG
Cò Nhạn, một trong những loài chim quý ở VQG Tràm Chim. Ảnh: ĐOÀN HỒNG