Thị trường “khó tính” nhưng tiềm năng
Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào Nhật Bản, trong tháng 9 vừa qua, tại TPHCM, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn JFS đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP đánh giá sản phẩm thực phẩm vào Nhật Bản phải có sự giám sát, quản lý chặt chẽ về dư lượng, an toàn thực phẩm. Khi doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu thị trường Nhật Bản và trở thành bạn hàng tin cậy thì việc phát triển thương mại khá thuận lợi.
“Nhật Bản có quy định khắt khe về kháng sinh và vi khuẩn gây bệnh. Nếu doanh nghiệp chỉ vi phạm 1 lần về an toàn thực phẩm thì sẽ bị nâng cấp kiểm soát, thậm chí có thể bị kiểm soát 100%”, ông Nam nhấn mạnh.
Tuy có nhiều thách thức song Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Dư địa để hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật còn rất lớn, bởi đây là thị trường có quy mô GDP năm 2022 đạt 4.100 tỷ USD, với 125 triệu dân, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa khoảng 900 tỷ USD/năm, trong khi thị phần hàng Việt tại Nhật mới chiếm 2,7%.
Từ lâu đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho tiêu chuẩn khắt khe, hệ thống phân phối phức tạp, chi phí xúc tiến thương mại cao của Nhật Bản, Masan Consumer liên tục xuất khẩu thực phẩm thành công vào thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới này. Đầu năm 2024, doanh nghiệp này tiếp tục quay lại Nhật với việc tham gia sự kiện Foodex Japan.
Foodex Japan là sự kiện hàng đầu thế giới về thực phẩm ở châu Á. Năm 2024 là năm thứ 49 Foodex Japan được tổ chức. Sự kiện thu hút 2.500 công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu từ hơn 60 quốc gia và khu vực.
Theo đuổi tiêu chuẩn cao nhất của chất lượng sản phẩm
Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, trong lộ trình lâu dài mong muốn đưa đồ ăn Việt Nam ra với thế giới, Masan Consumer sẽ theo đuổi các tiêu chuẩn cao nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng.
Doanh nghiệp này đã có sự chuẩn bị từ nhiều năm nay cho công tác nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu. Cụ thể, Masan Consumer đã và đang xây dựng 5 Trung tâm Thấu hiểu Người tiêu dùng và Cải tiến (Consumer Innovation Center - CIC) trên khắp Việt Nam. Các trung tâm hoạt động dựa trên nguyên tắc mô phỏng cuộc sống sinh hoạt thực tế tại hộ gia đình để người tiêu dùng trực tiếp trải nghiệm và đóng góp ý kiến phát triển sản phẩm. Tại các trung tâm, người tiêu dùng sẽ được trực tiếp trải nghiệm mô hình mô phỏng cuộc sống sinh hoạt thực tế, từ đó đưa ra ý kiến giúp phát triển sản phẩm.
Thông tin từ trải nghiệm thực tế là nền tảng hạ tầng và cơ sở dữ liệu lớn, đóng vai trò cốt lõi để các hoạt động nghiên cứu thấu hiểu người tiêu dùng tại trung tâm đạt được 4 tiêu chí: Chính xác, tốc độ, bảo mật và tối ưu chi phí. Từ đó giúp Masan Consumer xây dựng thương hiệu và mô hình kinh doanh thành công.
Masan Consumer từ lâu đã dày công nghiên cứu khẩu vị của người Nhật Bản, những nguyên liệu phổ biến với người Nhật, chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất ra các dòng hàng phù hợp với khẩu vị Nhật Bản, phù hợp với tiêu chuẩn của Nhật để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu thế giới.
Việc liên tiếp thành công xuất khẩu vào thị trường khắt khe Nhật Bản là minh chứng cho năng lực cũng như chất lượng hàng đầu của sản phẩm sản xuất bởi Masan Consumer.
Những kết quả tích cực
Từ năm 2023 đến nay, Masan Consumer đã và đang tăng tốc chiến lược "Go Global" hướng đến mục tiêu 15% doanh số năm 2027 đến từ kinh doanh quốc tế. Với tỷ trọng hiện tại là 4%, Masan Consumer cần đặt mức tăng trưởng 2 - 3% mỗi năm, tương đương mức tăng gần 4 lần vào thời điểm 2027. Với những kết quả tích cực gần đây của doanh nghiệp cũng hé lộ phần nào kết quả khả quan của chiến lược “Go Global” trong năm nay.
Cụ thể, vào ngày 25-11-2023 vừa qua, tương ớt CHIN-SU đã vượt qua hơn 400 thương hiệu tương ớt (Chili Sauces) đang được bán trên sàn thương mại điện tử Amazon và lọt Top 8 Best Seller. Đây là kết quả nổi bật đối với bất kỳ cá nhân và doanh nghiệp nào bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử uy tín này. Điều đó có nghĩa là tương ớt CHINSU nằm trong số những mặt hàng phổ biến nhất trong danh mục, là sản phẩm đang được yêu thích và được lựa chọn mua nhiều hơn các sản phẩm cùng loại.
Trong năm 2023, Masan Consumer ghi nhận 29.066 tỷ đồng doanh thu thuần và 7.431 tỷ đồng EBITDA. Doanh thu xuất khẩu tăng lên 1.005 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự khởi đầu mạnh mẽ trong đầu năm 2024 tại Nhật Bản là một đòn bẩy cho các sản phẩm của Masan Consumer tiếp tục thâm nhập nhiều thị trường phát triển khác trên thế giới như Mỹ, Úc, châu Âu và Bắc Mỹ.