Trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học theo dõi ảnh hưởng của các yếu tố Yamanaka (loại protein đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi thai) đối với chuột ở các độ tuổi khác nhau. Nhóm thử nghiệm đầu tiên gồm những con chuột thường xuyên được tiêm Yamanaka 15-22 tháng tuổi (tương ứng với 50 và 70 tuổi ở người). Trong nhóm thứ hai, các quy trình được thực hiện với chuột 12-22 tháng (tương đương với 35 và 70 tuổi ở con người). Nhóm chuột thứ ba tham gia thí nghiệm chỉ vỏn vẹn trong 1 tháng tuổi, trong khi tuổi của loài gặm nhấm này là 25 tháng (bằng khoảng 80 tuổi ở con người).
Các chuyên gia cho hay, ở những con chuột tham gia thí nghiệm lâu hơn, quá trình lão hóa tế bào bị đảo ngược, trong khi không ghi nhận dấu hiệu bệnh lý nào. Nhóm nghiên cứu cho rằng, trong tương lai, các đồng nghiệp của họ sẽ có thể “tái lập trình” cho chặng đường lão hóa của tế bào người, qua đó sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và ung thư.
Theo quan điểm của các nhà khoa học, để thoát khỏi những biểu hiện lão hóa không mong muốn, có thể mất từ 7 đến 10 tháng. Theo Tiến sĩ Tamir Chandra của Đại học Edinburgh, về lý thuyết, đảo ngược quá trình lão hóa có thể thực hiện nhưng hiện vẫn còn ở giai đoạn rất sớm, cần có thêm nhiều thời gian để hiểu rõ về khoa học cơ bản đằng sau quá trình này.