Là giáo viên chủ nhiệm lớp 3A5, cô Hương răn đe các học sinh hay nói chuyện trong lớp bằng cách nhắc lớp trưởng theo dõi, nếu bạn nào nói chuyện sẽ phạt bằng hình thức vắt nước giẻ lau bảng bắt súc miệng. Việc này đã thực hiện với em Phạm Phương Anh, học sinh trong lớp. Hội đồng kỷ luật nhà trường đã phê bình cô giáo này trước toàn thể hội đồng sư phạm và kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, dừng chủ nhiệm lớp 3A5, đồng thời xem xét chấm dứt hợp đồng dạy học. Trong ngày 5-4, Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn khẩn gửi Sở GD-ĐT Hải Phòng yêu cầu chỉ đạo, kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với cô Hương vì hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo.
Có vô số câu hỏi được đặt ra trong vụ việc đau lòng này. Tại sao một cô giáo trẻ mới đứng lớp lại thiếu đạo đức nhà giáo đến vậy? Phải chăng đó là hệ quả của việc cô giáo này đi dạy bằng văn bằng 2 hệ đại học sư phạm tiểu học do một trường đại học không chuyên đào tạo sư phạm cấp? Hay do hệ quả của việc giáo dục đạo đức đang bị sa sút bấy lâu trong nhà trường? Hay do nghề giáo quá nhiều áp lực?
Dư luận xã hội chưa hết nóng với trường hợp cô giáo dạy THPT ở TPHCM trong 3 tháng liền lên lớp không giảng bài, không nói với học sinh, chỉ ghi bài giảng lên bảng cho học sinh tự học... thì nay lại đến vụ việc này. Các thầy cô này có những hành vi phản giáo dục, làm tổn thương học sinh, làm tổn thương niềm tin của xã hội, làm ảnh hưởng đến truyền thống cao quý “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trong buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng mới đây cũng phải thừa nhận, dù đại bộ phận nhà giáo có đạo đức, tâm huyết với nghề thì vẫn còn đó một bộ phận nhà giáo vi phạm đạo đức nhà giáo, có những hành vi phản giáo dục, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận, khiến sự tôn trọng của xã hội với nghề giáo bị giảm sút. Và người đứng đầu ngành giáo dục cũng khẳng định: tới đây sẽ chấn chỉnh, sẽ đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức trong nhà trường, không chỉ cho học sinh mà cho cả giáo viên.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 5-4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ có công văn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn nhà trường. Bộ trưởng cho rằng, vừa qua có tình trạng phụ huynh học sinh vào trường học hành hung, gây thương tích, xúc phạm danh dự nhà giáo, tinh thần và thể chất học sinh. Liên tục các vụ việc như: nữ giáo viên quỳ trước mặt phụ huynh, học sinh bóp cổ cô giáo, thầy giáo bị phụ huynh đánh gãy xương mũi... khiến nhiều người dân cảm thấy bất an ở chốn học đường. Các sự việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, danh dự của nhà giáo và học sinh, tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, mong muốn các địa phương chỉ đạo để đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho nhà giáo và học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Các vụ việc xảy ra, dù ở khía cạnh là nhà giáo phạm lỗi với học sinh hay nhà giáo bị học sinh, phụ huynh phạm lỗi đều đau xót, cho thấy đạo đức xã hội còn có vấn đề, văn hóa ứng xử kém. Các chuyên gia đã chỉ ra căn nguyên của nó, đó là việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống trong nhà trường chưa được coi trọng, thậm chí sa sút. Thứ nữa, là do xử lý không nghiêm minh dẫn đến sự tiếp diễn nhiều vụ việc. Vì vậy, để chấn chỉnh tình trạng đó, cần tăng cường ngay công tác giáo dục đạo đức học sinh, đạo đức nhà giáo, đồng thời xử lý thật nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Đơn cử, một cô giáo có thể bắt học sinh của mình súc miệng bằng nước giặt giẻ lau thì dứt khoát phải đưa ra khỏi ngành sư phạm, bởi cô ấy đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo. Với những người làm công tác giáo dục, họ không chỉ dạy chữ, truyền bá kiến thức, mà còn dạy dỗ các học sinh của mình về tình yêu thương và lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải.
Có vô số câu hỏi được đặt ra trong vụ việc đau lòng này. Tại sao một cô giáo trẻ mới đứng lớp lại thiếu đạo đức nhà giáo đến vậy? Phải chăng đó là hệ quả của việc cô giáo này đi dạy bằng văn bằng 2 hệ đại học sư phạm tiểu học do một trường đại học không chuyên đào tạo sư phạm cấp? Hay do hệ quả của việc giáo dục đạo đức đang bị sa sút bấy lâu trong nhà trường? Hay do nghề giáo quá nhiều áp lực?
Dư luận xã hội chưa hết nóng với trường hợp cô giáo dạy THPT ở TPHCM trong 3 tháng liền lên lớp không giảng bài, không nói với học sinh, chỉ ghi bài giảng lên bảng cho học sinh tự học... thì nay lại đến vụ việc này. Các thầy cô này có những hành vi phản giáo dục, làm tổn thương học sinh, làm tổn thương niềm tin của xã hội, làm ảnh hưởng đến truyền thống cao quý “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trong buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng mới đây cũng phải thừa nhận, dù đại bộ phận nhà giáo có đạo đức, tâm huyết với nghề thì vẫn còn đó một bộ phận nhà giáo vi phạm đạo đức nhà giáo, có những hành vi phản giáo dục, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận, khiến sự tôn trọng của xã hội với nghề giáo bị giảm sút. Và người đứng đầu ngành giáo dục cũng khẳng định: tới đây sẽ chấn chỉnh, sẽ đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức trong nhà trường, không chỉ cho học sinh mà cho cả giáo viên.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 5-4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ có công văn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn nhà trường. Bộ trưởng cho rằng, vừa qua có tình trạng phụ huynh học sinh vào trường học hành hung, gây thương tích, xúc phạm danh dự nhà giáo, tinh thần và thể chất học sinh. Liên tục các vụ việc như: nữ giáo viên quỳ trước mặt phụ huynh, học sinh bóp cổ cô giáo, thầy giáo bị phụ huynh đánh gãy xương mũi... khiến nhiều người dân cảm thấy bất an ở chốn học đường. Các sự việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, danh dự của nhà giáo và học sinh, tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, mong muốn các địa phương chỉ đạo để đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho nhà giáo và học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Các vụ việc xảy ra, dù ở khía cạnh là nhà giáo phạm lỗi với học sinh hay nhà giáo bị học sinh, phụ huynh phạm lỗi đều đau xót, cho thấy đạo đức xã hội còn có vấn đề, văn hóa ứng xử kém. Các chuyên gia đã chỉ ra căn nguyên của nó, đó là việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống trong nhà trường chưa được coi trọng, thậm chí sa sút. Thứ nữa, là do xử lý không nghiêm minh dẫn đến sự tiếp diễn nhiều vụ việc. Vì vậy, để chấn chỉnh tình trạng đó, cần tăng cường ngay công tác giáo dục đạo đức học sinh, đạo đức nhà giáo, đồng thời xử lý thật nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Đơn cử, một cô giáo có thể bắt học sinh của mình súc miệng bằng nước giặt giẻ lau thì dứt khoát phải đưa ra khỏi ngành sư phạm, bởi cô ấy đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo. Với những người làm công tác giáo dục, họ không chỉ dạy chữ, truyền bá kiến thức, mà còn dạy dỗ các học sinh của mình về tình yêu thương và lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải.