Về đến cơ quan, câu đầu tiên của các thành viên hội đồng quản trị là: “Đã tìm kiếm được bao nhiêu hợp đồng?”. “Không có hợp đồng nào cả…”. “Vì sao?”.
Muốn vững mạnh, đừng khôn lỏi
Hàng loạt khái niệm mới được đưa ra, nào là muốn đưa sản phẩm ra thế giới phải xây dựng hệ thống quản trị chất lượng đạt chuẩn; nguyên liệu phải truy xuất được nguồn gốc; rồi phải có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội… Hội đồng quản trị lúc đó mỗi người một sắc thái, người ngạc nhiên, người giận dữ, vì ai cũng nghĩ đã tốn tiền bôn ba ra nước ngoài thì phải tìm cho được hợp đồng có lợi nhuận, không muốn nghe lòng vòng.
Đó cũng là lý do sau này, nhìn các sản phẩm tương cà, tương ớt của Cholimex Food (KCN Vĩnh Lộc - Bình Chánh) nằm trên kệ của Marks & Spencer của Anh - một siêu thị hàng đầu thế giới có bộ tiêu chuẩn riêng, nhiều đối tác đã tìm đến Việt Nam hợp tác. Sau khi tìm hiểu nhà máy, câu thắc mắc đầu tiên mà các đối tác thường hỏi là bằng cách nào, một doanh nghiệp vừa thoát khỏi bao cấp, lại có thể đặt chân đến hơn 30 quốc gia, cả những thị trường khó tính nhất thế giới? Bằng cách nào, một doanh nghiệp Việt Nam thoát ra từ cơ chế bao cấp lại có thể thành công ở cơ chế thị trường?
Đơn giản vì Cholimex Food đã thiết lập cho mình nền tảng vững chắc, xây dựng chất lượng sản phẩm theo chuẩn thế giới. Bởi các siêu thị, hệ thống bán lẻ của các quốc gia tiên tiến đều có hệ thống quản trị chất lượng riêng, nếu công ty không tạo ra sản phẩm đạt chuẩn của họ thì không thể vào được siêu thị. Không những thế, muốn bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu, thì phải chuẩn bị thật kỹ vùng nguyên liệu đạt chuẩn vì họ sẽ đến tận nơi truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Tương cà phải làm từ cà, tương ớt phải làm từ ớt, nước mắm phải làm từ cá, phải có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn rõ ràng, chứ không thể lập lờ gọi là “nước chấm”. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là điều mà các đối tác nước ngoài quan tâm. Nếu doanh nghiệp trả lương thấp, không trang bị bảo hộ lao động, né tránh nộp bảo hiểm cho công nhân, không bảo vệ môi trường thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Dù tốn rất nhiều chi phí để hoàn thiện những tiêu chí đó, nhưng ông Diệp Nam Hải, Tổng Giám đốc Cholimex Food, khẳng định đó là tiền đề vững chắc giúp sản phẩm của Cholimex vươn ra thế giới. Hiện Cholimex Food đã hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, thuê đơn vị kiểm định quốc tế đánh giá hàng năm. Còn về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, Cholimex Food đã đạt chỉ số SEDEX (bộ tiêu chuẩn thông dụng ở châu Âu), chỉ cần quét mã vạch trên sản phẩm là thông tin minh bạch toàn cầu.
“Muốn lớn mạnh thì đừng khôn lỏi” - đó là phương châm phát triển của Cholimex Food. “Thay vì chạy các giấy chứng nhận hoặc đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi đã chọn con đường rộng để vươn ra thế giới. Đầu tư hạ tầng bài bản, tự xây dựng thương hiệu để mở rộng đối tác, đưa sản phẩm ra thế giới…”, ông Diệp Nam Hải nói. Hiện nay Cholimex Food có hơn 100 mặt hàng trên thị trường, nhiều thực phẩm đóng gói ăn liền mà người châu Âu ưa chuộng.
Đột phá ngoạn mục
Trước hội nhập, khi không ít sản phẩm nổi tiếng như nước tương Nam Dương hiệu 3 con mèo đen bị “giết chết” vì không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân thì sản phẩm của Cholimex Food lại thống lĩnh được thị trường trong nước và tiến ra thị trường thế giới. Hiện Cholimex là tổng công ty đa ngành nghề, nhưng nhắc đến Cholimex, người tiêu dùng nghĩ ngay đến tương cà, tương ớt, thức ăn đóng gói sẵn… Sản phẩm của Cholimex Food chiếm 40% thị trường, có mặt ở nhiều nhà hàng lớn nhỏ và trong từng gia đình. Không những thế, Cholimex Food đã thực sự vươn ra “biển lớn” khi có mặt ở hơn 30 quốc gia, cả những thị trường “khó tính” nhất như Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc… và lọt được vào những siêu thị mà ngay sản phẩm của quốc gia họ còn chưa vào nổi! Cholimex Food có thể tự hào là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đạt chuẩn cung cấp hàng cho siêu thị Marks & Spencer của Anh.
Để được như thế, Cholimex Food đã phải vượt qua những cột mốc mà không tránh khỏi va vấp. Ông Dương Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Cholimex Food - có hơn 30 năm gắn bó với công ty, kể lại: Từ thời bao cấp, ông Phan Chánh Dưỡng, người dẫn dắt xí nghiệp thời điểm đó (tiền thân của công ty sau này) đã đưa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới. Khi ấy chưa có cơ chế mua bán bằng tiền, chưa thể chuyển đổi ngoại tệ, xí nghiệp đã dùng phương thức hàng đổi hàng với tàu nước ngoài tại phao số 0 - dù điều này không được phép, nên ban lãnh đạo có nguy cơ đối mặt với rủi ro pháp lý. Nhân viên xí nghiệp rảo khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thu mua tôm, dừa, dứa… rồi mang ra trao đổi với nước ngoài để đổi lấy vải, hạt nhựa… về làm nguyên vật liệu cung cấp cho các đơn vị sản xuất. Và với sự tiếp cận thị trường nhanh nhạy đó, khi bước sang cơ chế thị trường, chỉ 10 năm sau, tương ớt được xem là mặt hàng chiến lược của Việt Nam xuất đi Nga, các nước Đông Âu, thu ngoại tệ về khá nhiều.
Năm 2006, Cholimex Food tiến hành cổ phần hóa, thêm một bước tiến mới về tư duy. Điều đầu tiên lãnh đạo công ty phải đối mặt là muốn tăng lợi nhuận thì phải thay đổi tư duy quản trị. Trong khi nhà nước muốn an toàn thì thị trường đòi hỏi phải nhanh nhạy, giải quyết kịp thời những vấn đề nóng. Do vậy, áp lực lúc đó của hội đồng quản trị chính là việc… thay đổi tư duy quản trị, làm sao để nâng cao được đời sống công nhân. Mô hình sản xuất kinh doanh của công ty là điểm đột phá đầu tiên với việc thành lập phòng kinh doanh có đội ngũ nhân sự nhạy bén. Muốn thế, công ty phải trả lương cao để tìm người giỏi. Nhưng không ngờ, tư duy vượt trước cũng là một rủi ro. Vì tăng lương cao nên công ty bị thanh tra, lãnh đạo công ty có nguy cơ đi tù vì bị cho rằng… chi sai! Cuộc giải trình, đấu lý diễn ra quyết liệt và công ty chứng minh được việc trả lương cho nhân viên cao gấp một lần thì lợi nhuận mang về gấp nhiều lần!
Và cuối cùng kết quả kinh doanh đã mang lại lợi ích cho số đông nên đã thắng. Lãnh đạo công ty đã chứng minh một điều: muốn phát triển phải thay đổi tư duy, phải có đội ngũ lao động giỏi. Do vậy, trong lúc nhiều công ty khi chuyển sang cổ phần hóa, đội ngũ lãnh đạo cũ bị cổ đông buộc rời ghế thì ban giám đốc Cholimex Food với hiệu quả kinh doanh cao vẫn được cổ đông tín nhiệm và đến nay cổ phiếu của Cholimex Food trên thị trường chứng khoán đạt đến “9 chấm”.
Nói về kết quả kinh doanh, ông Huỳnh An Trung, Tổng Giám đốc Cholimex (Công ty mẹ của Cholimex Food), khái quát ngay: “Khi mới cổ phần hóa, doanh thu của Cholimex Food chỉ đạt 134 tỷ đồng/năm, thì nay tăng lên gần 1.800 tỷ đồng/năm - sau 10 năm, tăng gấp 14 lần. Đặc biệt, lợi nhuận năm nào cũng gần bằng vốn điều lệ. Có thể nói, kết quả đó là nhờ tập thể Cholimex Food luôn năng động, tự thay đổi bản thân để phù hợp với yêu cầu của thị trường…
Từ một doanh nghiệp nhà nước chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường, đã phải thực hiện nhiều cuộc “vượt rào” ngoạn mục, nhiều lần bị thanh tra nhà nước “bắt giò” vì làm những việc chưa có quy định, nhưng Cholimex Food lại là đơn vị khai phá con đường tiến ra biển lớn, đưa sản phẩm Việt đến thị trường thế giới. Hiện nay, các sản phẩm của Cholimex Food đã có mặt trên kệ của các siêu thị quốc tế.
Hàng loạt khái niệm mới được đưa ra, nào là muốn đưa sản phẩm ra thế giới phải xây dựng hệ thống quản trị chất lượng đạt chuẩn; nguyên liệu phải truy xuất được nguồn gốc; rồi phải có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội… Hội đồng quản trị lúc đó mỗi người một sắc thái, người ngạc nhiên, người giận dữ, vì ai cũng nghĩ đã tốn tiền bôn ba ra nước ngoài thì phải tìm cho được hợp đồng có lợi nhuận, không muốn nghe lòng vòng.
Đó cũng là lý do sau này, nhìn các sản phẩm tương cà, tương ớt của Cholimex Food (KCN Vĩnh Lộc - Bình Chánh) nằm trên kệ của Marks & Spencer của Anh - một siêu thị hàng đầu thế giới có bộ tiêu chuẩn riêng, nhiều đối tác đã tìm đến Việt Nam hợp tác. Sau khi tìm hiểu nhà máy, câu thắc mắc đầu tiên mà các đối tác thường hỏi là bằng cách nào, một doanh nghiệp vừa thoát khỏi bao cấp, lại có thể đặt chân đến hơn 30 quốc gia, cả những thị trường khó tính nhất thế giới? Bằng cách nào, một doanh nghiệp Việt Nam thoát ra từ cơ chế bao cấp lại có thể thành công ở cơ chế thị trường?
Đơn giản vì Cholimex Food đã thiết lập cho mình nền tảng vững chắc, xây dựng chất lượng sản phẩm theo chuẩn thế giới. Bởi các siêu thị, hệ thống bán lẻ của các quốc gia tiên tiến đều có hệ thống quản trị chất lượng riêng, nếu công ty không tạo ra sản phẩm đạt chuẩn của họ thì không thể vào được siêu thị. Không những thế, muốn bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu, thì phải chuẩn bị thật kỹ vùng nguyên liệu đạt chuẩn vì họ sẽ đến tận nơi truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Tương cà phải làm từ cà, tương ớt phải làm từ ớt, nước mắm phải làm từ cá, phải có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn rõ ràng, chứ không thể lập lờ gọi là “nước chấm”. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là điều mà các đối tác nước ngoài quan tâm. Nếu doanh nghiệp trả lương thấp, không trang bị bảo hộ lao động, né tránh nộp bảo hiểm cho công nhân, không bảo vệ môi trường thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Dù tốn rất nhiều chi phí để hoàn thiện những tiêu chí đó, nhưng ông Diệp Nam Hải, Tổng Giám đốc Cholimex Food, khẳng định đó là tiền đề vững chắc giúp sản phẩm của Cholimex vươn ra thế giới. Hiện Cholimex Food đã hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, thuê đơn vị kiểm định quốc tế đánh giá hàng năm. Còn về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, Cholimex Food đã đạt chỉ số SEDEX (bộ tiêu chuẩn thông dụng ở châu Âu), chỉ cần quét mã vạch trên sản phẩm là thông tin minh bạch toàn cầu.
“Muốn lớn mạnh thì đừng khôn lỏi” - đó là phương châm phát triển của Cholimex Food. “Thay vì chạy các giấy chứng nhận hoặc đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi đã chọn con đường rộng để vươn ra thế giới. Đầu tư hạ tầng bài bản, tự xây dựng thương hiệu để mở rộng đối tác, đưa sản phẩm ra thế giới…”, ông Diệp Nam Hải nói. Hiện nay Cholimex Food có hơn 100 mặt hàng trên thị trường, nhiều thực phẩm đóng gói ăn liền mà người châu Âu ưa chuộng.
Đột phá ngoạn mục
Trước hội nhập, khi không ít sản phẩm nổi tiếng như nước tương Nam Dương hiệu 3 con mèo đen bị “giết chết” vì không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân thì sản phẩm của Cholimex Food lại thống lĩnh được thị trường trong nước và tiến ra thị trường thế giới. Hiện Cholimex là tổng công ty đa ngành nghề, nhưng nhắc đến Cholimex, người tiêu dùng nghĩ ngay đến tương cà, tương ớt, thức ăn đóng gói sẵn… Sản phẩm của Cholimex Food chiếm 40% thị trường, có mặt ở nhiều nhà hàng lớn nhỏ và trong từng gia đình. Không những thế, Cholimex Food đã thực sự vươn ra “biển lớn” khi có mặt ở hơn 30 quốc gia, cả những thị trường “khó tính” nhất như Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc… và lọt được vào những siêu thị mà ngay sản phẩm của quốc gia họ còn chưa vào nổi! Cholimex Food có thể tự hào là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đạt chuẩn cung cấp hàng cho siêu thị Marks & Spencer của Anh.
Để được như thế, Cholimex Food đã phải vượt qua những cột mốc mà không tránh khỏi va vấp. Ông Dương Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Cholimex Food - có hơn 30 năm gắn bó với công ty, kể lại: Từ thời bao cấp, ông Phan Chánh Dưỡng, người dẫn dắt xí nghiệp thời điểm đó (tiền thân của công ty sau này) đã đưa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới. Khi ấy chưa có cơ chế mua bán bằng tiền, chưa thể chuyển đổi ngoại tệ, xí nghiệp đã dùng phương thức hàng đổi hàng với tàu nước ngoài tại phao số 0 - dù điều này không được phép, nên ban lãnh đạo có nguy cơ đối mặt với rủi ro pháp lý. Nhân viên xí nghiệp rảo khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thu mua tôm, dừa, dứa… rồi mang ra trao đổi với nước ngoài để đổi lấy vải, hạt nhựa… về làm nguyên vật liệu cung cấp cho các đơn vị sản xuất. Và với sự tiếp cận thị trường nhanh nhạy đó, khi bước sang cơ chế thị trường, chỉ 10 năm sau, tương ớt được xem là mặt hàng chiến lược của Việt Nam xuất đi Nga, các nước Đông Âu, thu ngoại tệ về khá nhiều.
Năm 2006, Cholimex Food tiến hành cổ phần hóa, thêm một bước tiến mới về tư duy. Điều đầu tiên lãnh đạo công ty phải đối mặt là muốn tăng lợi nhuận thì phải thay đổi tư duy quản trị. Trong khi nhà nước muốn an toàn thì thị trường đòi hỏi phải nhanh nhạy, giải quyết kịp thời những vấn đề nóng. Do vậy, áp lực lúc đó của hội đồng quản trị chính là việc… thay đổi tư duy quản trị, làm sao để nâng cao được đời sống công nhân. Mô hình sản xuất kinh doanh của công ty là điểm đột phá đầu tiên với việc thành lập phòng kinh doanh có đội ngũ nhân sự nhạy bén. Muốn thế, công ty phải trả lương cao để tìm người giỏi. Nhưng không ngờ, tư duy vượt trước cũng là một rủi ro. Vì tăng lương cao nên công ty bị thanh tra, lãnh đạo công ty có nguy cơ đi tù vì bị cho rằng… chi sai! Cuộc giải trình, đấu lý diễn ra quyết liệt và công ty chứng minh được việc trả lương cho nhân viên cao gấp một lần thì lợi nhuận mang về gấp nhiều lần!
Và cuối cùng kết quả kinh doanh đã mang lại lợi ích cho số đông nên đã thắng. Lãnh đạo công ty đã chứng minh một điều: muốn phát triển phải thay đổi tư duy, phải có đội ngũ lao động giỏi. Do vậy, trong lúc nhiều công ty khi chuyển sang cổ phần hóa, đội ngũ lãnh đạo cũ bị cổ đông buộc rời ghế thì ban giám đốc Cholimex Food với hiệu quả kinh doanh cao vẫn được cổ đông tín nhiệm và đến nay cổ phiếu của Cholimex Food trên thị trường chứng khoán đạt đến “9 chấm”.
Nói về kết quả kinh doanh, ông Huỳnh An Trung, Tổng Giám đốc Cholimex (Công ty mẹ của Cholimex Food), khái quát ngay: “Khi mới cổ phần hóa, doanh thu của Cholimex Food chỉ đạt 134 tỷ đồng/năm, thì nay tăng lên gần 1.800 tỷ đồng/năm - sau 10 năm, tăng gấp 14 lần. Đặc biệt, lợi nhuận năm nào cũng gần bằng vốn điều lệ. Có thể nói, kết quả đó là nhờ tập thể Cholimex Food luôn năng động, tự thay đổi bản thân để phù hợp với yêu cầu của thị trường…
Từ một doanh nghiệp nhà nước chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường, đã phải thực hiện nhiều cuộc “vượt rào” ngoạn mục, nhiều lần bị thanh tra nhà nước “bắt giò” vì làm những việc chưa có quy định, nhưng Cholimex Food lại là đơn vị khai phá con đường tiến ra biển lớn, đưa sản phẩm Việt đến thị trường thế giới. Hiện nay, các sản phẩm của Cholimex Food đã có mặt trên kệ của các siêu thị quốc tế.