Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh: Ẩn số phim tết 2010

Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh: Ẩn số phim tết 2010

Trước bộ phim Mùa len trâu, khán giả điện ảnh không biết Nguyễn Võ Nghiêm Minh là ai. Sau khi bộ phim truyện nhựa đầu tay này của anh đoạt hàng loạt giải thưởng quốc tế, từ một đạo diễn không chuyên, vốn xuất thân là một nhà vật lý học, tên tuổi của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh vụt tỏa sáng. Mấy năm liền sau Mùa len trâu, không thấy vị đạo diễn này có bất cứ động tĩnh gì, bỗng không chỉ giới hoạt động điện ảnh mà cả khán giả bất ngờ khi biết anh là đạo diễn bộ phim Khi yêu đừng quay đầu lại, một trong số những phim tết 2010. Nguyễn Võ Nghiêm Minh đang tạo nên một “ẩn số” của mùa phim tết năm nay.

* PV:
Khán giả điện ảnh VN không gặp anh từ sau “Mùa len trâu”, suốt thời gian qua anh có làm công việc gì liên quan đến điện ảnh?

* Đạo diễn NGUYỄN VÕ NGHIÊM MINH: Việc tham dự các liên hoan phim thế giới và ra mắt phim Mùa len trâu của tôi ở những quốc gia khác nhau kéo dài gần 3 năm. Suốt trong thời gian đó, tôi cũng viết thêm vài kịch bản, kể cả viết lại gần như hoàn toàn kịch bản Khi yêu đừng quay đầu lại, sau đó nghiền ngẫm thêm về các phong cách điện ảnh, nghiên cứu thêm về hoạt động diễn xuất và cả cách làm việc với diễn viên.

Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh (giữa) và các diễn viên phim “Khi yêu đừng quay đầu lại”. Ảnh: T.N.

Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh (giữa) và các diễn viên phim “Khi yêu đừng quay đầu lại”. Ảnh: T.N.

* Anh có định làm tiếp một bộ phim giống như “Mùa len trâu” không?

* Mùa len trâu là một trong những bước đầu quan trọng, nhưng làm tiếp một phim giống như Mùa len trâu là một chuyện mà tôi cảm thấy không hứng thú nữa. Tôi muốn mỗi cuốn phim là một cuộc phiêu lưu mới, một dịp để học hỏi trong khi cố gắng sáng tạo.

* Anh từng tuyên bố làm phim “Mùa len trâu” cho chính anh, với “Khi yêu đừng quay đầu lại” yếu tố này đứng vị trí thứ mấy?

* Khi yêu đừng quay đầu lại là một bộ phim được làm để chiếu trong dịp tết. Chủ ý ban đầu của nhà sản xuất là làm một bộ phim thị trường với thể loại khác với các phim tết trước nay. Đây là một việc khá nguy hiểm trong lãnh vực đầu tư, tôi rất cảm ơn Hãng phim Thiên Ngân và các cổ đông đã ủng hộ.

Riêng đối với tôi, thực hiện một bộ phim hay, bất cứ là loại nào, cũng đều vô cùng khó khăn. Đối với nhiều người, đề tài Khi yêu đừng quay đầu lại có thể quá “sến”, nhưng đối với tôi nó rất thú vị, thậm chí nó còn là một thử thách. Nếu tôi đủ khả năng đem lại một cái nhìn mới mẻ cho đề tài này thì đó là điều vô cùng vui sướng.

* Có chút dấu ấn nào của “Mùa len trâu” trong “Khi yêu đừng quay đầu lại” không?

* Tôi muốn là mỗi phim mình làm sẽ có một phong cách hoàn toàn khác biệt. Đó là một ý thức hết sức chủ quan. Chỉ có người xem mới thấy được là Mùa len trâu có len vào được Khi yêu đừng quay đầu lại qua ngả tiềm thức không.

* Anh có bị áp lực của nhà sản xuất là phải làm sao để bộ phim “Khi yêu đừng quay đầu lại” phải hấp dẫn số đông khán giả xem phim?

* Dĩ nhiên là một phim thị trường cần phải có khán giả. Bản chất của điện ảnh là một bộ môn rất nặng tính đại chúng. Không có khán giả thì điện ảnh khó mà tồn tại. Thưởng thức nghệ thuật và giải trí trong trường hợp này cần phải đi song hành cùng nhau.

* Điều anh tâm đắc nhất đối với bộ phim này?

* Một trong những khía cạnh mà tôi thích nhất của bộ phim này là cách kể chuyện. Nhân vật chính là một thiếu nữ đam mê múa hiện đại, vì vậy tôi đã cố gắng kể câu chuyện này bằng hai ngôn ngữ: múa hiện đại và điện ảnh. Đối với tôi “khiêu vũ là một bản nhạc của thân xác. Trong niềm vui hay sự đau khổ” - Martha Graham. Mỗi bài múa là một giai đoạn trong cuộc tình giữa hai nhân vật chính. Cũng có thể nói một cách khác đó là các bài múa là một cuốn phim trong một cuốn phim.

* Nhiều người cho rằng anh là một “ẩn số” của mùa phim tết năm nay. Xin anh bật mí một chút để giải mã ẩn số này?

* Khi yêu đừng quay đầu lại là một câu chuyện tình yêu giữa một thiếu nữ đam mê múa hiện đại và một anh nhạc sĩ saxophone. Cả hai đều thích sáng tạo một cách ngẫu hứng. Khi họ gặp nhau, anh ta không đệm cho cô ta múa theo một khuôn khổ đã định trước và cô ta cũng không nhất thiết nhảy theo tiếng nhạc. Cả hai đều theo nhịp đập riêng của trái tim mình. Có những lúc điệu múa và tiếng kèn hợp nhau, có lúc lại trật nhịp, nhưng trong tổng thể, chúng tạo nên một không gian để hai người yêu nhau.

Đoạn kết của phim được gợi cảm hứng từ chuyện thần thoại Hy Lạp, Orpheus. Khi Euridice qua đời, Orpheus đã liều mình xuống tận địa ngục để cứu người yêu. Vì cảm giọng hát của Orpheus, Diêm vương đã cho phép anh ta được đem người yêu của mình trở về thế giới của sự sống nhưng với một điều kiện: trên đường đi, Orpheus phải đi trước và không được quay đầu lại cho đến khi hai người đã hoàn toàn bước vào vùng ánh sáng của sự sống...

* Bộ phim “Mùa len trâu” đoạt khá nhiều giải thưởng tại các LHP quốc tế, với bộ phim “Khi yêu đừng quay đầu lại” anh có dự định cũng sẽ tham dự LHP không, hay đơn thuần đây chỉ là bộ phim làm để thỏa mãn thị hiếu công chúng?

* Trong giai đoạn này chúng tôi đang quan tâm đến thị trường trong nước, phim có những yếu tố mới lạ hơn những phim tết lâu nay và tôi hy vọng nó đem đến một lựa chọn khác cho khán giả.

* Cảm ơn anh.

Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh là Việt kiều sinh sống tại Mỹ. Anh là một nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực vật lý. Anh từng tâm sự “làm phim là ước mơ tôi nhen nhóm từ nhỏ…”.

Trước Mùa len trâu, Nguyễn Võ Nghiêm Minh làm một bộ phim ngắn có tên Crimson Wings (dựa theo Giấc mơ hóa bướm của Trang Tử) và phim tài liệu Nơi chốn và thời gian (từng tham dự vài liên hoan phim ở Mỹ và châu Âu). Mùa len trâu là bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam. Một bộ phim đầy ấn tượng về sông nước và con người miền Tây Nam bộ. Bộ phim đã mang đến cho anh nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.

HÀ GIANG

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thu Trang: Chỉ sợ khán giả không đón nhận

Diễn viên Thu Trang: Chỉ sợ khán giả không đón nhận

Được gắn mác “hoa hậu hài”, diễn viên Thu Trang (ảnh) tâm sự chị tự tin mình có thể đóng cả chính kịch, vai bi nhưng trước giờ chưa dám mạo hiểm thử nghiệm. Đến với phim Nắng, vừa là một cơ duyên đồng thời là cơ hội và chị không làm mọi người thất vọng.
Biên đạo múa Vũ Ngọc Khải: Múa không biết nói dối

Biên đạo múa Vũ Ngọc Khải: Múa không biết nói dối

Đi đi, về về giữa Việt Nam và các quốc gia châu Âu, dù bận rộn nhưng biên đạo múa Vũ Ngọc Khải  vẫn đều đặn mang đến cho công chúng Việt những tác phẩm đậm chất dân tộc và mang hơi thở thời đại. Anh tâm niệm, mình sinh ra để thuộc về sân khấu, múa và luôn muốn mang đến năng lượng tích cực cho khán giả.
Gặp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau

Gặp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau

Tôi đã được “gặp”nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (ảnh) trong các tác phẩm của chị và đã “nhìn” thấy chị nhiều lần trên các bìa sách, các trang báo… Nhưng hôm nay gặp chị ở ngoài vẫn không khỏi ngạc nhiên: Sao một người phụ nữ chân chất, hồn nhiên thế này lại có thể viết nhiều, viết hay và viết lạ đến thế.

Mẹ và con trai

Hồi tôi mới sinh Cu Bi, thấy tôi quá mê mẩn với “tác phẩm” của mình, chị bạn thân đã khuyến cáo tôi: “Đừng có mà hôn nhiều quá! Con trai mà được hôn nhiều quá nó sẽ làm nũng, lớn lên sẽ yếu đuối như con gái đấy!”.
Nhạc sĩ Kiều Tấn: Âm nhạc truyền thống Việt Nam quyến rũ kỳ lạ

Nhạc sĩ Kiều Tấn: Âm nhạc truyền thống Việt Nam quyến rũ kỳ lạ

Nhạc sĩ Kiều Tấn - Trưởng ban Văn nghệ, Đài Truyền hình TPHCM (ảnh), được nhiều người biết đến không chỉ ở khả năng sáng tác ca khúc mà còn qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Với anh, trong suốt mấy mươi năm nay, dòng chảy của âm nhạc truyền thống đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác và nghiên cứu. Chúng tôi trò chuyện với nhạc sĩ Kiều Tấn về những công việc mà anh đã, đang và sẽ làm…
Phải tự ta giới thiệu ta

Phải tự ta giới thiệu ta

Trong nhiều năm qua, giới văn chương và nhà văn nước ta luôn quan tâm: văn học Việt Nam xuất bản ở nước ngoài; vị trí của văn học Việt Nam trên bản đồ thế giới như thế nào? Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi cùng nhà nghiên cứu phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (ảnh).
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16: Cơ hội học hỏi từ quốc tế.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16: Cơ hội học hỏi từ quốc tế.

6 đoàn điện ảnh quốc tế đã có mặt tại LHPVN lần thứ 16, đó là đại diện điện ảnh của các nước Campuchia, Hàn Quốc, Lào, Phần Lan, Trung Quốc, Mỹ. Sự có mặt của họ không chỉ góp phần làm cho LHP năm nay có thêm màu sắc quốc tế mà còn là sự góp mặt vào những hoạt động của LHP…
Liên hoan phim VN lần thứ XVI: Trông chờ sự công tâm của Hội đồng giám khảo?

Liên hoan phim VN lần thứ XVI: Trông chờ sự công tâm của Hội đồng giám khảo?

Liên hoan Phim Việt Nam (LHPVN) lần thứ XVI sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 12-12, tại TPHCM. Ở hạng mục phim truyện nhựa, hạng mục được quan tâm nhất trong LHP, có 15 phim của 9 hãng phim nhà nước và tư nhân tham gia tranh giải. Trước thềm LHP, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc gặp gỡ với một số nhà sản xuất tham dự LHPVN để nghe họ bộc bạch về những kỳ vọng vào tác phẩm dự thi, cũng như nhận định của họ đối với LHP năm nay…
Nhà văn Đoàn Lê: Các nhà văn Việt Nam phải tự tỏa sáng

Nhà văn Đoàn Lê: Các nhà văn Việt Nam phải tự tỏa sáng

Vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết Tiền Định tại Hà Nội, được nhiều người trong giới văn chương đánh giá cao, cũng đồng thời cuốn tiểu thuyết đã lọt vào chung khảo (2 cuốn) của Giải thưởng Văn Bách Việt; nữ nhà văn Đoàn Lê lại trở về ngôi nhà bên xóm núi Đồ Sơn, Hải Phòng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi thú vị, cởi mở với nhà văn Đoàn Lê.
Cửa đã mở nhưng chưa có lối đi

Cửa đã mở nhưng chưa có lối đi

Với sự tham gia của 108 nhà văn, dịch giả trong cả nước cùng đại diện các NXB của 32 quốc gia trên thế giới, Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài sẽ diễn ra từ 5 đến 10-1-2010, được xem là hoạt động quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay. Nhân dịp này, PV Báo SGGP đã gặp gỡ một số nhân vật có ảnh hưởng đến việc quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài để tìm hiểu tình hình cũng như khả năng của văn học Việt Nam trên con đường xuất ngoại.