Đó chính là có cuộc đời thật cũng sống động không kém những thước phim. Tình yêu, mồ hôi, nước mắt và vô vàn những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đạo diễn Nguyễn Hoàng dành cho phim tài liệu đã một lần nữa được ghi nhận với Giải thưởng Nhà nước lĩnh vực VHNT cho tác phẩm Cánh chim không mỏi. Đạo diễn Nguyễn Hoàng đã có những giây phút trải lòng với phóng viên Báo SGGP.- PHÓNG VIÊN:Bộ phim tài liệu Cánh chim không mỏi là một trong những tác phẩm đầu tay của ông, trong vai trò viết kịch bản và đạo diễn?
>> Đạo diễn NGUYỄN HOÀNG: Đó là một trong những phim đầu tay tôi vừa đảm trách vai trò kịch bản và đạo diễn. Với nhiều tư liệu lịch sử trung thực khắc họa đậm nét hình ảnh Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - phi công Nguyễn Thành Trung, người nhiều năm ẩn mình trong vỏ bọc một sĩ quan không quân của quân đội Sài Gòn. - Sau Mê Kông ký sự, bộ phim được coi là tạo ra một xu thế mới cho phim tài liệu Việt, giờ đây người ta lại thấy đạo diễn Nguyễn Hoàng xuất hiện ở rất nhiều vùng biên hải xa xôi của Tổ quốc. Ông có thể chia sẻ về dự án đang thực hiện?
Hiện tôi và ê kíp đang thực hiện ký sự Biển đảo quê hương dự tính 100 tập, mỗi tập 20 phút. Phim sẽ nói về đời sống, văn hóa của ngư dân, chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư đang ngày đêm không quản sóng gió kiên cường bám biển, bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Phần tôi sẽ đảm nhận thực hiện ở khu vực từ vùng biển TPHCM ra tới Quảng Trị.- Ông có thể chia sẻ cảm nhận của ông về hành trình đến với mảnh đất thiêng liêng vùng biên hải của Tổ quốc khi đi thực tế hơn 20 ngày đến nhiều điểm đảo ở quần đảo Trường Sa?
>> Đạo diễn NGUYỄN HOÀNG: Đó là một trong những phim đầu tay tôi vừa đảm trách vai trò kịch bản và đạo diễn. Với nhiều tư liệu lịch sử trung thực khắc họa đậm nét hình ảnh Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - phi công Nguyễn Thành Trung, người nhiều năm ẩn mình trong vỏ bọc một sĩ quan không quân của quân đội Sài Gòn. - Sau Mê Kông ký sự, bộ phim được coi là tạo ra một xu thế mới cho phim tài liệu Việt, giờ đây người ta lại thấy đạo diễn Nguyễn Hoàng xuất hiện ở rất nhiều vùng biên hải xa xôi của Tổ quốc. Ông có thể chia sẻ về dự án đang thực hiện?
Hiện tôi và ê kíp đang thực hiện ký sự Biển đảo quê hương dự tính 100 tập, mỗi tập 20 phút. Phim sẽ nói về đời sống, văn hóa của ngư dân, chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư đang ngày đêm không quản sóng gió kiên cường bám biển, bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Phần tôi sẽ đảm nhận thực hiện ở khu vực từ vùng biển TPHCM ra tới Quảng Trị.- Ông có thể chia sẻ cảm nhận của ông về hành trình đến với mảnh đất thiêng liêng vùng biên hải của Tổ quốc khi đi thực tế hơn 20 ngày đến nhiều điểm đảo ở quần đảo Trường Sa?
Hơn 20 năm gắn bó với nghề, đạo diễn Nguyễn Hoàng thực hiện gần 100 tập phim tài liệu, đa phần là phim về đề tài cách mạng, hậu chiến và về Bác Hồ.
Tiêu biểu có một số phim như: Giữa ngàn thác lũ (Giải A Hội Điện ảnh Việt Nam, 1994); Cánh chim không mỏi (Bông sen vàng, Liên hoan phim Việt Nam, 1998); Mê Kông ký sự (Cánh diều vàng, 2007); Những cánh hoa ngược dòng (Huy chương vàng LHP truyền hình); Từ trái tim đến trái tim (Giải vàng báo chí quốc gia, 2014).
Chuyến đi Trường Sa mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Giông bão đã đem đến nhiều trải nghiệm quý giá cho người làm phim. Cũng chính trong giông bão, nếm trải cảm giác của những cơn sóng bạc đầu, ngồi trên chiếc xuồng CQ mà cảm giác mỏng manh như chiếc lá mới thấu hiểu, sẻ chia, thương cảm với người lính hải quân, với ngư dân lúc nào cũng sẵn sàng ra vươn khơi, gìn giữ biển đảo quê hương. Hải trình hơn 20 ngày lênh đênh vượt sóng, vượt gió, vượt qua cả những trận sóng lừng khiến cả tàu hàng trăm người trở nên chao đảo, khiến cả những người to lớn, mạnh khỏe tưởng chừng không có gì lay chuyển nổi cũng trở nên xanh rớt như một tàu lá chuối… đã đưa tôi đến thật nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng cũng ở chính nơi thiên nhiên dữ dằn ấy, tôi lại được tận mắt ngắm thấy bình minh lên từ đường chân trời hay cùng đồng nghiệp vớt những tia nắng cuối cùng rớt xuống phía sau những quầng mây tím trong những buổi chiều tà. Đó là những kỷ niệm không có gì so sánh được giúp ta có thời gian chiêm nghiệm về cuộc đời, tình yêu, về thiên nhiên, đất nước. Kết thúc hải trình đến với Trường Sa, tôi đã có hơn 10.000 tấm hình và hàng trăm giờ phim, đây sẽ là một phần tư liệu quý giá góp vào phim ký sự Biển đảo quê hương. Tại thời điểm này, chúng tôi đã hoàn thành 40 tập, số còn lại đang được gấp rút hoàn thành và sớm ra mắt khán giả trên sóng Đài Truyền hình TPHCM.- Là người gắn bó với phim tài liệu hàng chục năm, theo ông, làm thế nào để phim tài liệu đến gần hơn với người xem? Thời đại bây giờ quá nhiều phương tiện truyền thông, với cả trăm kênh truyền hình, chưa kể trên mạng, thông tin rất nhiều. Tại sao phim chúng ta làm không được khán giả xem nhiều? Theo tôi, lý do vì chúng ta làm phim không đáp ứng nhu cầu khán giả, làm theo kiểu chủ quan. Và cũng ít có nhà lý luận phê bình nào nhận xét khách quan - phim nào là có giá trị, phim nào không có giá trị? Phim tài liệu ngoài phát sóng trên đài truyền hình thì cũng cần được đưa lên mạng. Muốn làm được điều này cần nhiều sự hợp tác, ngoài những nhà làm phim thì đội ngũ phát hành phim phải càng ngày càng lớn mạnh lên. Thêm nữa, để phim tài liệu có được vị trí trong khán giả, trước hết, cần cái tâm và tầm của người lãnh đạo. Luôn củng cố đội ngũ sáng tác, khơi dậy ngọn lửa đam mê của người làm nghề. Phải tạo cơ hội tôn vinh, quan tâm đặc biệt về tinh thần và vật chất đề tiếp sức thêm tư duy sáng tạo cho họ. Đối với lớp trẻ, thế hệ kế cận tương lai, cần giúp họ hiểu rõ giá trị của phim tài liệu rồi mới đòi hỏi sự yêu thích, đam mê ở các em. Theo tôi, nếu để truyền kinh nghiệm cho các bạn trẻ thì thiết thực nhất là truyền cho họ những thất bại, sự nuối tiếc của chính mình trong quá trình làm phim. Và trên hết, mỗi người làm phim đều cần chuyển tải đến với khán giả những cảm xúc chân thực nhất, không hoa mỹ, màu mè.