Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trước ngày 15-5, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi minh họa lần cuối để thí sinh tập dượt trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017 vào tháng 7 tới. Các câu hỏi sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó để thí sinh dễ hình dung và có kế hoạch ôn tập cho phù hợp trước khi bước vào kỳ thi thật. Hiện tại, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã khá sẵn sàng. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, mỗi phòng thi có một giảng viên ĐH tham gia làm giám thị, là những người từng trải trong việc coi thi ĐH trong nhiều năm, nên sẽ trợ giúp cho giáo viên các tỉnh về phòng chống gian lận trong thi cử. Còn cơ sở vật chất thì các địa phương cũng rất linh hoạt trong chuẩn bị, nên việc tổ chức kỳ thi sắp tới cũng thuận lợi.
Về việc đăng ký xét tuyển, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, kết thúc đợt đăng ký thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ sư phạm 2017, đa số thí sinh đăng ký 3 - 5 nguyện vọng. Trong đó, số lượng thí sinh đăng ký 2 nguyện vọng chiếm tới 30%. 50% thí sinh đăng ký từ 1 - 5 nguyện vọng. 2% đăng ký từ 8 - 15 nguyện vọng. Cá biệt, có một thí sinh duy nhất đăng ký tới 48 nguyện vọng. “Trường hợp này sẽ được hội đồng tuyển sinh xét tuyển theo hình thức thủ công, không đưa vào phần mềm tuyển sinh nên các trường có thể yên tâm trong việc sử dụng phần mềm xét tuyển” - Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.
Về việc đăng ký xét tuyển, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, kết thúc đợt đăng ký thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ sư phạm 2017, đa số thí sinh đăng ký 3 - 5 nguyện vọng. Trong đó, số lượng thí sinh đăng ký 2 nguyện vọng chiếm tới 30%. 50% thí sinh đăng ký từ 1 - 5 nguyện vọng. 2% đăng ký từ 8 - 15 nguyện vọng. Cá biệt, có một thí sinh duy nhất đăng ký tới 48 nguyện vọng. “Trường hợp này sẽ được hội đồng tuyển sinh xét tuyển theo hình thức thủ công, không đưa vào phần mềm tuyển sinh nên các trường có thể yên tâm trong việc sử dụng phần mềm xét tuyển” - Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.
Hiện tại, để chống “ảo”, các trường ĐH chủ trương chia thành hai nhóm lớn để xét tuyển. Cụ thể, nhóm các trường ĐH miền Bắc do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì với sự tham gia của các trường ĐH-CĐ Sư phạm từ Hà Tĩnh trở ra. Nhóm các trường ĐH miền Nam do ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, ĐH Quốc gia TPHCM chủ trì với sự tham gia của các trường ĐH-CĐ Sư phạm từ Quảng Bình trở vào với 50 - 60 trường. Các trường trong nhóm sử dụng dữ liệu đăng ký xét tuyển và kết quả thi THPT Quốc gia năm 2017 do Bộ GD-ĐT cung cấp để thực hiện xét tuyển đợt 1 cho các trường trong nhóm. Các trường trong nhóm miền Bắc sử dụng chung một phần mềm xét tuyển do trường chủ trì chịu trách nhiệm quản lý. Đồng thời thống nhất chế độ ưu tiên trong tuyển sinh khi thực hiện xét tuyển. Việc xét tuyển theo nhóm sẽ có lợi cho các trường và thí sinh.
Khi các trường xét tuyển theo nhóm lớn, danh sách trúng tuyển dự kiến của từng trường được gửi lên Bộ GD-ĐT. Phần mềm của bộ sẽ chạy để mỗi thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất, sau đó chuyển về cho các trường trong nhóm xác định với nhau và thống nhất điểm chuẩn. Bộ sẽ chạy phần mềm một lần nữa để lọc thí sinh “ảo”.