Dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại cầu Rạch Chiếc

Ngày 26-4, tại Công viên - Bia tưởng niệm các chiến sĩ chiến đấu bảo vệ cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh (TP Thủ Đức, TPHCM), Ban Liên lạc Cựu chiến binh Lữ đoàn 316 tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ.

Dự lễ có các đồng chí: Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Viết Thanh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM; Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thái Bê, nguyên Chính ủy Trường Lục quân 2; Thiếu tướng Trương Giang Long, nguyên Cục trưởng Cục Chính trị, Bộ Công an; Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), nguyên Chính ủy lữ đoàn 316, Trưởng Ban Liên lạc hội Cựu chiến binh Lữ đoàn 316…

Về phía TPHCM có các đồng chí: Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức; Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TPHCM.

6HH02346.JPG
6HH02356.JPG
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ các các liệt sĩ
6HH02306.JPG
Các đại biểu đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ các liệt sĩ
6HH02309.JPG
Đại tá Nguyễn Văn Tàu (ngoài cùng bên phải) và các đại biểu dành phút mặc niệm tưởng nhớ các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để chiếm giữ cầu Rạch Chiếc

Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu đã dâng hoa, dâng hương và dành phút mặc niệm tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 và các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu đã ôn lại kỷ niệm những ngày đêm cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 316 đặc công biệt động đã chiến đấu, chiếm giữ, bảo vệ an toàn cầu Rạch Chiếc - cây cầu quan trọng nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, mở đường đón đại quân vào giải phóng Sài Gòn.

6HH02331.JPG
Đại tá Nguyễn Văn Tàu ôn lại kỷ niệm những ngày đêm cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 316 đặc công biệt động đã chiến đấu, chiếm giữ, bảo vệ an toàn cầu Rạch Chiếc

“Trong cuộc chiến ấy, 52 cán bộ, chiến sĩ - những đồng đội của chúng tôi đã anh dũng hy sinh, tạo nên chiến công oanh liệt, góp phần quan trọng vào chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, Đại tá Nguyễn Văn Tàu xúc động nhớ lại.

Trong khuôn khổ buổi lễ, các đại biểu cũng đã thả hoa đăng tại bến chân cầu Rạch Chiếc, cầu nguyện cho những anh linh đã hy sinh…

6HH02389.JPG
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại tại Công viên - Bia tưởng niệm các chiến sĩ chiến đấu bảo vệ cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Trận chiến tại cầu Rạch Chiếc được xem là một trong những trận đánh ác liệt cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh, tạo bàn đạp cho cánh Đông quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn. Trận chiến đấu lịch sử đó bắt đầu từ 3 giờ sáng 28-4-1975. Ba tiểu đoàn của Lữ đoàn đặc công 316, gồm tiểu đoàn 81, Z22, Z23 cùng tác chiến. Phía quân ngụy có lực lượng bảo an, thủy quân lục chiến, với sự hỗ trợ của giang thuyền, xe tăng và trực thăng. Lực lượng đặc công quen đánh mật tập đã nhanh chóng chiếm giữ cầu. Sau đó, hàng chục khẩu pháo của đối phương từ Nhơn Trạch, Sóng Thần, Liên trường Thủ Đức bắn cấp tập vào trận địa. Trực thăng quần đảo và bắn phá.

Ngày 28 và 29-4, đối phương phản kích dữ dội. Cuộc chiến đấu hết sức ác liệt, có thời điểm lực lượng đặc công phải tạm thời lui về tuyến sau. Nhưng quyết tâm chiếm và giữ được chiếc cầu Rạch Chiếc cho đại quân tiến vào, các chiến sĩ đặc công lại tiếp tục tiếp cận trận địa và chiến đấu trước một áp lực quân địch đông hơn rất nhiều và 52 chiến sĩ đặc công đã hy sinh.

Tin cùng chuyên mục