Vấn nạn in lậu, in giả, sao chép trái phép xuất bản phẩm xuất hiện ngày càng phức tạp, tinh vi, có tổ chức, quy mô lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn… gây tổn thất không chỉ cho ngành xuất bản mà còn ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, chính trị, văn hóa toàn xã hội. Song cho tới thời điểm này, việc tìm một phương thuốc đặc hiệu cho in lậu dường như vẫn đang bỏ ngỏ.
Muôn nẻo sách lậu
Ông Chu Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, nhận định: Việc in lậu và đối phó với sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng đang diễn biến phức tạp. Thậm chí, có những cuốn sách đi in giả, in lậu nhưng lại lấy tên một số NXB để in trên bìa sách nhằm tạo vỏ bọc là sách xuất bản hợp pháp, trong đó có nội dung không chính xác hoặc nội dung xấu, độc hại.
Trên thực tế, vấn nạn sách lậu đã ghi nhận có những kỷ lục cười ra nước mắt như: sách lậu Lê Vân - Yêu và sống xuất hiện chỉ 2 ngày sau khi xuất bản; Đắc nhân tâm đã phát hiện hơn 10 phiên bản lậu… Có nhiều xuất bản phẩm “lậu” mà đẹp hơn cả bản chính khiến ngay cả những NXB khai sinh ra cuốn sách đó cũng không dễ dàng phân biệt.
Lãnh đạo của Cục Xuất bản cũng nhìn nhận, trong công tác quản lý nhà nước nói chung, công tác phòng, chống in lậu nói riêng, đến nay chưa có một giải pháp khả quan nào được áp dụng để ngăn chặn thành công và đẩy lùi vấn nạn in lậu một cách hiệu quả thực sự. Với những tác hại của in lậu, giải pháp dán tem trên xuất bản phẩm là biện pháp được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống in lậu. Cụ thể là gắn cho mỗi xuất bản phẩm hợp pháp một “giấy khai sinh” nhằm phân biệt với xuất bản phẩm in lậu, làm giả hoặc in nối bản trái phép. Mẫu tem đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ đấu tranh chống in lậu sẽ được Bộ TT-TT công nhận là mẫu tem chung của ngành, coi đó là công cụ hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các nhà xuất bản.
Các cơ quan quản lý nhà nước gồm cả Sở TT-TT, công an, văn hóa, chính quyền các địa phương cũng có thể dễ dàng vào cuộc kiểm tra, thậm chí người dân đi mua sách cũng có thể lấy điện thoại ra đối chiếu mẫu tem để kiểm tra xem có phải sách lậu hay không.
Kỳ vọng ở tem chống giả
Thực tế, việc sử dụng tem chống lậu dán trên xuất bản phẩm không phải là mới, mà đã được một số NXB triển khai với số lượng tem dán khá lớn như NXB Trẻ, NXB Giáo dục, NXB Kim Đồng, NXB Phụ nữ… Dù được coi là biện pháp tiên phong của các nhà xuất bản, song đây chỉ là giải pháp mang tính tự phòng vệ, chưa được pháp luật hóa thành chế định pháp lý cụ thể nên kết quả còn rất hạn chế, chưa hoàn toàn kiểm soát được việc xuất bản phẩm bị in lậu, in giả. Do đó, nhiều NXB đồng thuận việc nên có một tem nhận diện chung.
Phân tích về việc dán tem, ông Chu Hòa nói rõ: Việc dán tem chống giả không chỉ giúp nhà nước chống được thất thu thuế trong những trường hợp khai chưa đúng số lượng in mà còn đem tới một luồng sinh khí mới đối với ngành xuất bản. Người làm sách không còn bị rơi vào tình trạng sách hay, sách tốt… vừa làm ra đã phải đối mặt với sách lậu. Dưới góc độ kinh tế, hành vi in lậu thực chất là “trốn tránh” nghĩa vụ trả tiền tác quyền, nghĩa vụ nộp thuế, gây thiệt hại lợi ích chính đáng của các đơn vị xuất bản - chủ thể được thực hiện quyền xuất bản theo quy định của pháp luật. Mặt khác, nhiều nhà xuất bản, các đối tác liên kết đã đầu tư kinh phí lớn, mua được bản quyền tác phẩm có giá trị để xuất bản ra sách hay, sách đẹp, chuẩn xác, nhưng không thu hồi được vốn nên không dám tiếp tục đầu tư vì bị in lậu. Từ nạn in lậu này đã đẩy nhà xuất bản ngày càng khó khăn, thua lỗ, thất bại trong kinh doanh, làm chậm sự phát triển của cả ngành xuất bản trong nhiều năm.
Chia sẻ về việc liệu dán tem có giống như một giấy phép con của cơ quan quản lý, lãnh đạo Cục Xuất bản, In và Phát hành khẳng định, cục không đứng ra in mà để các NXB tự bàn bạc thống nhất in chung 1 mẫu tem chống giả, đảm bảo chất lượng, tính bảo mật… Việc có triển khai xây dựng thông tư về tem chống giả trên xuất bản phẩm đã được gửi lấy ý kiến và nhận được sự đồng thuận của nhiều NXB, song để thực thi vẫn cần tính toán cẩn trọng.
Như nhiều chuyên gia về xuất bản nhận định, dù dán tem chống giả vẫn chỉ là giải pháp tình thế, nhưng nó cũng được kỳ vọng tạo nên nhiều bước tiến mới trong cuộc chiến chống xuất bản phẩm lậu.
Muôn nẻo sách lậu
Ông Chu Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, nhận định: Việc in lậu và đối phó với sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng đang diễn biến phức tạp. Thậm chí, có những cuốn sách đi in giả, in lậu nhưng lại lấy tên một số NXB để in trên bìa sách nhằm tạo vỏ bọc là sách xuất bản hợp pháp, trong đó có nội dung không chính xác hoặc nội dung xấu, độc hại.
Trên thực tế, vấn nạn sách lậu đã ghi nhận có những kỷ lục cười ra nước mắt như: sách lậu Lê Vân - Yêu và sống xuất hiện chỉ 2 ngày sau khi xuất bản; Đắc nhân tâm đã phát hiện hơn 10 phiên bản lậu… Có nhiều xuất bản phẩm “lậu” mà đẹp hơn cả bản chính khiến ngay cả những NXB khai sinh ra cuốn sách đó cũng không dễ dàng phân biệt.
Lãnh đạo của Cục Xuất bản cũng nhìn nhận, trong công tác quản lý nhà nước nói chung, công tác phòng, chống in lậu nói riêng, đến nay chưa có một giải pháp khả quan nào được áp dụng để ngăn chặn thành công và đẩy lùi vấn nạn in lậu một cách hiệu quả thực sự. Với những tác hại của in lậu, giải pháp dán tem trên xuất bản phẩm là biện pháp được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống in lậu. Cụ thể là gắn cho mỗi xuất bản phẩm hợp pháp một “giấy khai sinh” nhằm phân biệt với xuất bản phẩm in lậu, làm giả hoặc in nối bản trái phép. Mẫu tem đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ đấu tranh chống in lậu sẽ được Bộ TT-TT công nhận là mẫu tem chung của ngành, coi đó là công cụ hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các nhà xuất bản.
Các cơ quan quản lý nhà nước gồm cả Sở TT-TT, công an, văn hóa, chính quyền các địa phương cũng có thể dễ dàng vào cuộc kiểm tra, thậm chí người dân đi mua sách cũng có thể lấy điện thoại ra đối chiếu mẫu tem để kiểm tra xem có phải sách lậu hay không.
Kỳ vọng ở tem chống giả
Thực tế, việc sử dụng tem chống lậu dán trên xuất bản phẩm không phải là mới, mà đã được một số NXB triển khai với số lượng tem dán khá lớn như NXB Trẻ, NXB Giáo dục, NXB Kim Đồng, NXB Phụ nữ… Dù được coi là biện pháp tiên phong của các nhà xuất bản, song đây chỉ là giải pháp mang tính tự phòng vệ, chưa được pháp luật hóa thành chế định pháp lý cụ thể nên kết quả còn rất hạn chế, chưa hoàn toàn kiểm soát được việc xuất bản phẩm bị in lậu, in giả. Do đó, nhiều NXB đồng thuận việc nên có một tem nhận diện chung.
Phân tích về việc dán tem, ông Chu Hòa nói rõ: Việc dán tem chống giả không chỉ giúp nhà nước chống được thất thu thuế trong những trường hợp khai chưa đúng số lượng in mà còn đem tới một luồng sinh khí mới đối với ngành xuất bản. Người làm sách không còn bị rơi vào tình trạng sách hay, sách tốt… vừa làm ra đã phải đối mặt với sách lậu. Dưới góc độ kinh tế, hành vi in lậu thực chất là “trốn tránh” nghĩa vụ trả tiền tác quyền, nghĩa vụ nộp thuế, gây thiệt hại lợi ích chính đáng của các đơn vị xuất bản - chủ thể được thực hiện quyền xuất bản theo quy định của pháp luật. Mặt khác, nhiều nhà xuất bản, các đối tác liên kết đã đầu tư kinh phí lớn, mua được bản quyền tác phẩm có giá trị để xuất bản ra sách hay, sách đẹp, chuẩn xác, nhưng không thu hồi được vốn nên không dám tiếp tục đầu tư vì bị in lậu. Từ nạn in lậu này đã đẩy nhà xuất bản ngày càng khó khăn, thua lỗ, thất bại trong kinh doanh, làm chậm sự phát triển của cả ngành xuất bản trong nhiều năm.
Chia sẻ về việc liệu dán tem có giống như một giấy phép con của cơ quan quản lý, lãnh đạo Cục Xuất bản, In và Phát hành khẳng định, cục không đứng ra in mà để các NXB tự bàn bạc thống nhất in chung 1 mẫu tem chống giả, đảm bảo chất lượng, tính bảo mật… Việc có triển khai xây dựng thông tư về tem chống giả trên xuất bản phẩm đã được gửi lấy ý kiến và nhận được sự đồng thuận của nhiều NXB, song để thực thi vẫn cần tính toán cẩn trọng.
Như nhiều chuyên gia về xuất bản nhận định, dù dán tem chống giả vẫn chỉ là giải pháp tình thế, nhưng nó cũng được kỳ vọng tạo nên nhiều bước tiến mới trong cuộc chiến chống xuất bản phẩm lậu.