Dẫn giải các bị cáo trong "đại án" đăng kiểm tới tòa

Đúng 7 giờ ngày 18-7, các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng được lực lượng chức năng áp giải tới TAND TPHCM.

Ngay từ sáng sớm, an ninh tại khu vực TAND TPHCM đã được thắt chặt. Lực lượng chức năng kiểm soát an ninh cả trong phòng xử án và khu vực bên ngoài phòng xét xử.

f72c3a02144eb110e85f.jpg
339541b86ff4caaa93e5.jpg
85cff6e2d8ae7df024bf.jpg
acef7cc1528df7d3ae9c.jpg
0770e75fc9136c4d3502.jpg
Xe chở các bị cáo tới tòa. Ảnh: HOÀNG HÙNG
bb272a090445a11bf854.jpg
590ba3268d6a2834717b.jpg
2874c95be71742491b06.jpg
Phóng viên các cơ quan báo chí tác nghiệp. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Clip dẫn giải các bị cáo trong "đại án" đăng kiểm tới tòa. Nguồn: HOÀNG HÙNG

Phiên tòa này có số lượng bị cáo đặc biệt lớn với 254 bị cáo; hơn 200 luật sư và hơn 60 bị hại là cá nhân, tổ chức tham gia.

Trước đó, chiều 17-7, TAND TPHCM đã phát thẻ tác nghiệp cho các phóng viên, nhà báo đăng ký tham dự và đưa tin diễn biến phiên tòa. Theo danh sách đăng ký, có hơn 100 nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí Trung ương và TPHCM đăng ký tham dự và đưa tin.

bb44e03afc7659280067.jpg
21e7799665dac08499cb.jpg
TAND TPHCM phát thẻ tác nghiệp cho phóng viên. Ảnh: CHÍ THẠCH

Đáng chú ý, phiên tòa sẽ được xét xử trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 2 điểm cầu là trụ sở TAND TPHCM và Trại tạm giam Chí Hòa (T30).

Theo ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TPHCM, tùy diễn biến phiên tòa, khi thẩm vấn đến nhóm hành vi nào, HĐXX sẽ có thông báo trước để yêu cầu các bị cáo liên quan tới phòng xét xử tại TAND TPHCM. Các bị cáo bị tạm giam chưa nằm trong nhóm hành vi được thẩm vấn sẽ theo dõi diễn biến phiên tòa tại điểm cầu Trại tạm giam T30. Riêng các bị cáo được tại ngoại bắt buộc phải có mặt trực tiếp tại TAND TPHCM xuyên suốt thời gian xét xử.

dang-viet-ha-1-6129.jpg.jpeg
Bị cáo Đặng Việt Hà, cựu Cục trưởng Cục ĐKVN

Dự kiến phiên tòa kéo dài tới ngày 18-10, do thẩm phán Huỳnh Văn Trực (Phó Chánh tòa Hình sự) làm chủ tọa. Đại diện Viện KSND tham gia phiên tòa là các kiểm sát viên: Trần Thị Liên (Phó Trưởng Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự về kinh tế và tham nhũng), Nguyễn Vũ Mai Diễm, Lê Trương Hà Linh, Phạm Văn Hiền.

Cáo trạng của Viện KSND TPHCM truy tố 254 bị cáo về 11 tội danh gồm: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Giả mạo trong công tác”, “Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật”, “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức", "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”, “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng, các bị cáo là lãnh đạo Cục ĐKVN, lãnh đạo các phòng đến lãnh đạo các trung tâm, chi cục đăng kiểm thống nhất chỉ đạo các đăng kiểm viên cấp dưới, các nhân viên làm việc ở các trung tâm, chi cục... nhận tiền từ các chủ xe, chủ tàu. Các bị cáo đã bỏ qua lỗi, bỏ qua các điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường... trong đăng kiểm, thẩm định hồ sơ thiết kế.

tran-ky-hinh-8894.jpg.jpeg
Bị cáo Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục ĐKVN thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam

Tuy nhiên, các bị cáo Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà (đều là cựu Cục trưởng ĐKVN), Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó Cục trưởng Cục ĐKVN) đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, còn đưa ra chủ trương làm trái quy định và nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn. Điều này dẫn đến sai phạm, tiêu cực mang tính hệ thống, trong thời gian dài tại các phòng trực thuộc Cục ĐKVN, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm trên cả nước.

Tin cùng chuyên mục