Nội dung, cấu tứ của câu chuyện kịch không quá xa lạ với khán giả mê sân khấu, nhưng bằng tài năng và nỗ lực hết mình với nghề, với sàn diễn của ê kíp, Trời trao của lạ đã đem đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc, lúc vui cười sảng khoái, khi lại lắng lòng với những khoảnh khắc xúc động.
Đó là một câu chuyện đời thường thật bình dị về Út Diệu (NSƯT Hạnh Thúy), cô của Tùng (Hoàng Giang), đã hy sinh cả tuổi trẻ để nuôi nấng dạy dỗ đứa cháu trai sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tình yêu thương ấy của người phụ nữ được tôn vinh, như đóa hoa thơm ngát tỏa hương giữa dòng đời xuôi ngược, mang đầy thử thách.
Cùng một quan điểm xem trọng sự thiêng liêng của tình yêu gia đình, ông Tư (Thanh Tuấn), hàng xóm nhiều năm gồng mình vượt bao gian khó để chăm sóc vẹn toàn cho hai cô con gái, dù vết thương lòng với người vợ đã mất cứ đeo bám mãi. Ông Tư không ưa nghiệp đàn ca hát xướng, nhưng tréo ngoe là con gái lớn của ông (Hương, do diễn viên Quỳnh Anh thủ vai) lại yêu Tùng - nhạc công của đoàn hát, còn con gái út (Thảo, do Nhã Thy đóng) lén cha theo học trường sân khấu. Để chia cách tình yêu của con gái lớn, ông Tư dựng cái hàng rào mồng tơi giữa hai nhà; còn với con gái út, ông hăm dọa đủ đường. Cũng từ khi cái hàng rào mồng tơi xuất hiện, nhiều cuộc tranh cãi giữa hai nhà liên tiếp diễn ra, tổn thương tình chòm xóm.
Câu chuyện tình xóm giềng trong Trời trao của lạ thêm kịch tính với nhiều tình tiết dễ thương về sự hồi xuân của Út Diệu; tình yêu của Tùng và Hương bền chắc trước bao sóng gió; Thảo cố gắng học để chứng minh cho cha thấy sự lựa chọn của cô là đúng; màn lừa đảo tình - tiền của Phú (Thái Kim Tùng) với Út Diệu; đặc biệt là sự ra tay giúp đỡ của ông Tư, giúp Út Diệu thoát khỏi cái bẫy tình, tiền… Diễn biến câu chuyện cứ thế tiếp nối nhau, liền mạch, hợp lý, tạo nên những khoảnh khắc, cao trào, những thay đổi tâm lý hợp lý trong đời sống các nhân vật. Một cái kết có hậu đã kết nối tình cảm chân thành giữa hai gia đình, giữa những con người chân chất. Họ như những mảnh ghép hợp nhau, luôn cần có nhau trong hành trình cân bằng cuộc sống.
Sự thành công của vở diễn được đánh dấu bằng khả năng diễn xuất nhẹ như không của NSƯT Hạnh Thúy; sức cuốn hút của diễn viên trẻ Thanh Tuấn trong vai diễn ông Tư già; nghệ sĩ cải lương Nhã Thy dí dỏm, duyên dáng với vai Thảo, cô con gái út - đây là vai diễn thứ hai của cô trên sân khấu kịch 5B; diễn viên - đạo diễn trẻ Thái Kim Tùng cùng góp phần đem lại những tiếng cười cho khán giả với vai gã lừa đảo sợ vợ…
Có thể thấy, Trời trao của lạ đã níu chân khán giả bằng rất nhiều cung bậc cảm xúc, nhất là niềm hạnh phúc của các nhân vật khi kết thúc câu chuyện, một câu chuyện kịch thấm đẫm chất tình.
Đó là một câu chuyện đời thường thật bình dị về Út Diệu (NSƯT Hạnh Thúy), cô của Tùng (Hoàng Giang), đã hy sinh cả tuổi trẻ để nuôi nấng dạy dỗ đứa cháu trai sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tình yêu thương ấy của người phụ nữ được tôn vinh, như đóa hoa thơm ngát tỏa hương giữa dòng đời xuôi ngược, mang đầy thử thách.
Cùng một quan điểm xem trọng sự thiêng liêng của tình yêu gia đình, ông Tư (Thanh Tuấn), hàng xóm nhiều năm gồng mình vượt bao gian khó để chăm sóc vẹn toàn cho hai cô con gái, dù vết thương lòng với người vợ đã mất cứ đeo bám mãi. Ông Tư không ưa nghiệp đàn ca hát xướng, nhưng tréo ngoe là con gái lớn của ông (Hương, do diễn viên Quỳnh Anh thủ vai) lại yêu Tùng - nhạc công của đoàn hát, còn con gái út (Thảo, do Nhã Thy đóng) lén cha theo học trường sân khấu. Để chia cách tình yêu của con gái lớn, ông Tư dựng cái hàng rào mồng tơi giữa hai nhà; còn với con gái út, ông hăm dọa đủ đường. Cũng từ khi cái hàng rào mồng tơi xuất hiện, nhiều cuộc tranh cãi giữa hai nhà liên tiếp diễn ra, tổn thương tình chòm xóm.
Câu chuyện tình xóm giềng trong Trời trao của lạ thêm kịch tính với nhiều tình tiết dễ thương về sự hồi xuân của Út Diệu; tình yêu của Tùng và Hương bền chắc trước bao sóng gió; Thảo cố gắng học để chứng minh cho cha thấy sự lựa chọn của cô là đúng; màn lừa đảo tình - tiền của Phú (Thái Kim Tùng) với Út Diệu; đặc biệt là sự ra tay giúp đỡ của ông Tư, giúp Út Diệu thoát khỏi cái bẫy tình, tiền… Diễn biến câu chuyện cứ thế tiếp nối nhau, liền mạch, hợp lý, tạo nên những khoảnh khắc, cao trào, những thay đổi tâm lý hợp lý trong đời sống các nhân vật. Một cái kết có hậu đã kết nối tình cảm chân thành giữa hai gia đình, giữa những con người chân chất. Họ như những mảnh ghép hợp nhau, luôn cần có nhau trong hành trình cân bằng cuộc sống.
Sự thành công của vở diễn được đánh dấu bằng khả năng diễn xuất nhẹ như không của NSƯT Hạnh Thúy; sức cuốn hút của diễn viên trẻ Thanh Tuấn trong vai diễn ông Tư già; nghệ sĩ cải lương Nhã Thy dí dỏm, duyên dáng với vai Thảo, cô con gái út - đây là vai diễn thứ hai của cô trên sân khấu kịch 5B; diễn viên - đạo diễn trẻ Thái Kim Tùng cùng góp phần đem lại những tiếng cười cho khán giả với vai gã lừa đảo sợ vợ…
Có thể thấy, Trời trao của lạ đã níu chân khán giả bằng rất nhiều cung bậc cảm xúc, nhất là niềm hạnh phúc của các nhân vật khi kết thúc câu chuyện, một câu chuyện kịch thấm đẫm chất tình.