Tuy vậy, phía ngành điện cam kết sẽ không để xảy ra cúp điện do thiếu nguồn cung. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Trưởng ban Quan hệ cộng đồng Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) Lê Xuân Thái cho biết:
Sản lượng điện khu vực miền Nam, bao gồm cả TPHCM, trong năm 2017 dự kiến là 97.891 triệu kWh, tăng 11,5% so với 2016. Trong đó, sản lượng vào mùa khô dự kiến khoảng 47.246 triệu kWh, tăng 11,6% so với 2016. Đến hết tháng 3-2017, công suất lớn nhất trên hệ thống điện miền Nam khoảng 13.000MW, dự kiến mức này sẽ còn gia tăng trong những tháng đỉnh điểm mùa khô, kéo dài đến hết tháng 6-2017. Hiện nay, công suất truyền tải điện qua hệ thống dây 500kV Bắc - Nam trung bình khoảng 4.300MW, chiếm khoảng 34% nhu cầu, phần còn lại là nguồn trực tiếp từ các nhà máy điện ở miền Nam. Một tín hiệu đáng mừng là nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện do EVN quản lý được đánh giá khả quan hơn so với năm 2016. Bên cạnh lưới điện truyền tải từ Bắc vào Nam, hiện một số nhà máy điện tại khu vực phía Nam vừa đóng điện vận hành, góp cung cấp thêm nguồn điện trực tiếp giảm áp lực cho đường dây truyền tải Bắc Nam. Cụ thể, tổ máy S1 của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 (Trà Vinh) có công suất 622,5MW vừa được vận hành thương mại. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (Bình Thuận) có công suất 1.200MW đang được đẩy nhanh tiến độ dự kiến vận hành hòa lưới lần đầu vào tháng 5-2017.
PHÓNG VIÊN: EVN SPC đã triển khai những giải pháp gì để đảm bảo không cúp điện khi nhu cầu phụ tải tăng đột biến?
Ông LÊ XUÂN THÁI: Tuy nhiều nguồn điện đã sắp đưa vào vận hành cung cấp thêm điện nhưng với nhu cầu dự báo tăng trên hai con số, EVN SPC đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng, kể cả phương án huy động các nguồn máy phát, nhà máy điện nhỏ khi cần thiết. Ngay từ đầu năm, EVN SPC xây dựng phương án cung cấp điện khi hệ thống mất cân đối cung cầu, phương án đảm bảo cung cấp điện trung hạ áp của từng đơn vị và triển khai tuyên truyền tiết kiệm điện. Các công ty điện lực tại 21 tỉnh, thành được yêu cầu phải tham mưu cho UBND các tỉnh, thành kiện toàn Ban chỉ đạo cung cấp điện và phê duyệt danh sách khách hàng quan trọng cần được ưu tiên khi hệ thống điện mất cân đối cung cầu. Đối phó với mùa khô hạn, EVN SPC đã yêu cầu công ty điện lực tại tỉnh, thành chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng tại địa phương xác định khu vực có phụ tải thường tăng đột biến, nhu cầu điện cấp bách, đảm bảo điện cho tưới tiêu, chống hạn, phục vụ nước sạch sinh hoạt, ưu tiên sử dụng vốn được phân bổ thực hiện các công trình cung cấp điện cho mục tiêu giảm thiệt hại do thiên tai, xâm nhập mặn, đảm bảo cung cấp điện ổn định theo nhu cầu trong mùa khô này.
Theo ông, khách hàng cần áp dụng những biện pháp gì để có thể tiết giảm sử dụng điện, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất?
Các doanh nghiệp sản xuất, đặt biệt là các doanh nghiệp sản xuất sắt, thép, xi măng... cần cân đối, bố trí lịch sản xuất theo hướng tăng cường sử dụng điện trong giờ thấp điểm; đầu tư các trang thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng và có hiệu suất cao; nghiên cứu tham gia các chương trình hỗ trợ đầu tư các dự án tiết kiệm điện theo mô hình ESCO (Công ty Dịch vụ năng lượng - Energy Service Company) do EVN SPC đang triển khai tại nhiều tỉnh, thành phía Nam.
Sản lượng điện khu vực miền Nam, bao gồm cả TPHCM, trong năm 2017 dự kiến là 97.891 triệu kWh, tăng 11,5% so với 2016. Trong đó, sản lượng vào mùa khô dự kiến khoảng 47.246 triệu kWh, tăng 11,6% so với 2016. Đến hết tháng 3-2017, công suất lớn nhất trên hệ thống điện miền Nam khoảng 13.000MW, dự kiến mức này sẽ còn gia tăng trong những tháng đỉnh điểm mùa khô, kéo dài đến hết tháng 6-2017. Hiện nay, công suất truyền tải điện qua hệ thống dây 500kV Bắc - Nam trung bình khoảng 4.300MW, chiếm khoảng 34% nhu cầu, phần còn lại là nguồn trực tiếp từ các nhà máy điện ở miền Nam. Một tín hiệu đáng mừng là nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện do EVN quản lý được đánh giá khả quan hơn so với năm 2016. Bên cạnh lưới điện truyền tải từ Bắc vào Nam, hiện một số nhà máy điện tại khu vực phía Nam vừa đóng điện vận hành, góp cung cấp thêm nguồn điện trực tiếp giảm áp lực cho đường dây truyền tải Bắc Nam. Cụ thể, tổ máy S1 của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 (Trà Vinh) có công suất 622,5MW vừa được vận hành thương mại. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (Bình Thuận) có công suất 1.200MW đang được đẩy nhanh tiến độ dự kiến vận hành hòa lưới lần đầu vào tháng 5-2017.
PHÓNG VIÊN: EVN SPC đã triển khai những giải pháp gì để đảm bảo không cúp điện khi nhu cầu phụ tải tăng đột biến?
Ông LÊ XUÂN THÁI: Tuy nhiều nguồn điện đã sắp đưa vào vận hành cung cấp thêm điện nhưng với nhu cầu dự báo tăng trên hai con số, EVN SPC đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng, kể cả phương án huy động các nguồn máy phát, nhà máy điện nhỏ khi cần thiết. Ngay từ đầu năm, EVN SPC xây dựng phương án cung cấp điện khi hệ thống mất cân đối cung cầu, phương án đảm bảo cung cấp điện trung hạ áp của từng đơn vị và triển khai tuyên truyền tiết kiệm điện. Các công ty điện lực tại 21 tỉnh, thành được yêu cầu phải tham mưu cho UBND các tỉnh, thành kiện toàn Ban chỉ đạo cung cấp điện và phê duyệt danh sách khách hàng quan trọng cần được ưu tiên khi hệ thống điện mất cân đối cung cầu. Đối phó với mùa khô hạn, EVN SPC đã yêu cầu công ty điện lực tại tỉnh, thành chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng tại địa phương xác định khu vực có phụ tải thường tăng đột biến, nhu cầu điện cấp bách, đảm bảo điện cho tưới tiêu, chống hạn, phục vụ nước sạch sinh hoạt, ưu tiên sử dụng vốn được phân bổ thực hiện các công trình cung cấp điện cho mục tiêu giảm thiệt hại do thiên tai, xâm nhập mặn, đảm bảo cung cấp điện ổn định theo nhu cầu trong mùa khô này.
Theo ông, khách hàng cần áp dụng những biện pháp gì để có thể tiết giảm sử dụng điện, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất?
Các doanh nghiệp sản xuất, đặt biệt là các doanh nghiệp sản xuất sắt, thép, xi măng... cần cân đối, bố trí lịch sản xuất theo hướng tăng cường sử dụng điện trong giờ thấp điểm; đầu tư các trang thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng và có hiệu suất cao; nghiên cứu tham gia các chương trình hỗ trợ đầu tư các dự án tiết kiệm điện theo mô hình ESCO (Công ty Dịch vụ năng lượng - Energy Service Company) do EVN SPC đang triển khai tại nhiều tỉnh, thành phía Nam.
Đối với cơ quan, công sở, cần xây dựng các quy định về sử dụng điện tiết kiệm như tắt các thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi phòng, thiết kế lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng một cách hợp lý, khuyến khích sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm điện... Đối với người dân sử dụng điện sinh hoạt, cần lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện có nguồn gốc rõ ràng, có dán nhãn năng lượng; sử dụng hợp lý các thiết bị điện gia dụng trong gia đình... là những giải pháp giúp tiết kiệm điện năng, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.
Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) Phạm Quốc Bảo:
Cam kết không để xảy ra tình trạng quá tải
Theo thống kê của EVNHCMC, sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn trong ngày 12-4 đã tăng gần 10% so với sản lượng ngày cao nhất của tháng 3-2017. Do dự báo được tình hình thời tiết nắng nóng, EVNHCMC đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo chất lượng cung ứng điện phục vụ cho các hoạt động sản xuất, thương mại - dịch vụ và sinh hoạt, đặc biệt trong các tháng mùa khô 4, 5, 6.
Cụ thể, EVNHCMC đã tính toán và triển khai phương thức vận hành lưới điện tối ưu, không để xảy ra tình trạng quá tải, non tải trên đường dây, máy biến áp. Hoàn tất 100% công tác nâng cấp điện áp lưới trung thế từ 15kV lên 22kV. Xây dựng và triển khai phương án không thực hiện cắt điện kế hoạch khu vực trung tâm thành phố (quận 1, quận 3); đẩy nhanh tiến độ thực hiện trạm không người trực. Tổng công ty cũng đã nghiên cứu xây dựng và triển khai phương án hoàn thiện lưới điện theo hướng 1 khách hàng được cấp điện từ 2 nguồn điện lưới (2 MBA 110kV khác nhau). Bên cạnh các giải pháp trọng tâm nêu trên, EVNHCMC đã làm việc với các khách hàng sản xuất lớn về những biện pháp giãn bớt nhu cầu về điện, như: Dịch chuyển ca sản xuất sang giờ bình thường và thấp điểm, dịch chuyển một phần ngày sản xuất từ ngày thường sang ngày thứ bảy và chủ nhật, nhằm hạn chế tối đa việc sa thải phụ tải trong các thời điểm mất cân đối về cung cầu điện tại TPHCM.
Cam kết không để xảy ra tình trạng quá tải
Theo thống kê của EVNHCMC, sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn trong ngày 12-4 đã tăng gần 10% so với sản lượng ngày cao nhất của tháng 3-2017. Do dự báo được tình hình thời tiết nắng nóng, EVNHCMC đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo chất lượng cung ứng điện phục vụ cho các hoạt động sản xuất, thương mại - dịch vụ và sinh hoạt, đặc biệt trong các tháng mùa khô 4, 5, 6.
Cụ thể, EVNHCMC đã tính toán và triển khai phương thức vận hành lưới điện tối ưu, không để xảy ra tình trạng quá tải, non tải trên đường dây, máy biến áp. Hoàn tất 100% công tác nâng cấp điện áp lưới trung thế từ 15kV lên 22kV. Xây dựng và triển khai phương án không thực hiện cắt điện kế hoạch khu vực trung tâm thành phố (quận 1, quận 3); đẩy nhanh tiến độ thực hiện trạm không người trực. Tổng công ty cũng đã nghiên cứu xây dựng và triển khai phương án hoàn thiện lưới điện theo hướng 1 khách hàng được cấp điện từ 2 nguồn điện lưới (2 MBA 110kV khác nhau). Bên cạnh các giải pháp trọng tâm nêu trên, EVNHCMC đã làm việc với các khách hàng sản xuất lớn về những biện pháp giãn bớt nhu cầu về điện, như: Dịch chuyển ca sản xuất sang giờ bình thường và thấp điểm, dịch chuyển một phần ngày sản xuất từ ngày thường sang ngày thứ bảy và chủ nhật, nhằm hạn chế tối đa việc sa thải phụ tải trong các thời điểm mất cân đối về cung cầu điện tại TPHCM.