
Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI khai mạc ngày 15-10-2020 trong bối cảnh phải phát triển nhanh và bền vững, tận dụng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy hiệu quả mọi nguồn lực.

Trên Báo SGGP ngày 16-10-2020 có bài viết với tiêu đề: “Xây dựng TPHCM thành đại đô thị thông minh, đẳng cấp Quốc tế”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thông tin: “Bộ Chính trị đánh giá cao TPHCM đã đề ra mục tiêu, định hướng phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đó là xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc; vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Đặc biệt là định hướng thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
Về một số cơ chế như chính quyền đô thị, phát triển thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM và Trung tâm Tài chính quốc tế tại TPHCM, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đều ủng hộ TPHCM. Đồng thời khuyến khích TPHCM tiếp tục nghiên cứu các cơ chế và đề xuất cụ thể. Trung ương sẽ lắng nghe và giải quyết kịp thời, tạo mọi điều kiện cho TPHCM phát triển”.

Báo SGGP ngày 19-10-2020 tường thuật phiên bế mạc đại hội, đăng tải phát biểu của tân Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: “Chúng tôi xin hứa trước đại hội, trước Đảng bộ và nhân dân TPHCM rằng, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống cách mạng, bản lĩnh, kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình; giữ vững và phát huy hơn nữa vị trí, vai trò và trách nhiệm của TPHCM vì cả nước, cùng cả nước. TPHCM sẽ tiếp tục phát huy truyền thống “bản lĩnh, kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình” để mở ra một giai đoạn phát triển mới với khí thế mới của thành phố”.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XI gồm 69 ủy viên.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM.
Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy TPHCM hiện nay: Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Văn Được, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM; Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM.
Thời gian đầu của nhiệm kỳ, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII phụ trách chỉ đạo Thành ủy từ tháng 10-2020 đến tháng 2-2021. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chức danh Phó Bí thư Thành ủy có một số thay đổi, cụ thể:
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy: Trần Lưu Quang (từ tháng 2-2019 đến tháng 4-2021), Phan Văn Mãi (từ tháng 6-2021 đến tháng 12-2023), Nguyễn Hồ Hải (từ tháng 1-2024 đến tháng 1-2025), Nguyễn Thanh Nghị (từ tháng 1-2025 đến nay).
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM: Nguyễn Thành Phong (từ năm 2016 đến tháng 8-2021), Phan Văn Mãi (từ tháng 8-2021 đến tháng 2-2025), Nguyễn Văn Được (từ tháng 2-2025 đến nay).
Các Phó Bí thư Thành ủy: Nguyễn Hồ Hải (từ tháng 10-2-2020 đến tháng 1-2024); Nguyễn Văn Hiếu (từ tháng 6-2022 đến tháng 5-2023), Nguyễn Phước Lộc (từ tháng 9-2023 đến nay).
Đây cũng là nhiệm kỳ mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TPHCM chung sức, chung lòng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với hàng loạt nhiệm vụ to lớn, cấp bách đang được tập trung triển khai như: sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại cấp xã, không tổ chức cấp huyện, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sáp nhập và hợp nhất với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp. Cùng với đó là triển khai nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn; tổ chức đại lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025)...
Tất cả bừng lên khí thế mới để cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Một số sự kiện nổi bật trong kỳ Đại hội này được phản ánh trên báo SGGP:

Năm 2021, TPHCM hứng chịu đại dịch Covid-19 bùng phát và trải qua những khó khăn chưa từng có, mất mát cả về sinh mạng lẫn thiệt hại về kinh tế, xã hội. Những câu chuyện trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường, ý chí bất khuất và lòng nhân ái của một thành phố luôn đi đầu trong mọi thử thách.
Sau đại dịch, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố nhanh chóng khôi phục kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách hành chính, xây dựng nền y tế và an sinh xã hội vững chắc hơn. TPHCM đã kiên cường vượt qua đại dịch Covid-19. Đó không chỉ hồi ức về một giai đoạn lịch sử đầy thử thách mà còn là nguồn cảm hứng cho các thế hệ mai sau về ý chí không lùi bước trước khó khăn, sẵn sàng thích ứng, đổi mới và phát triển.


thông điệp của chính quyền thành phố thực hiện chăm lo người dân trong cơn đại dịch Covid-19

Báo SGGP ngày 21-7-2021

ở phường 3 (quận Bình Thạnh) trong dịch Covid-19. Báo SGGP ngày 13-7-2021

TPHCM vinh dự là địa phương duy nhất trong cả nước mang tên Bác, tiên phong đưa nội dung xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” vào văn kiện Đảng bộ Thành phố. Đây là quyết sách mang tính đột phá, tri ân sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thấm đượm giá trị tư tưởng của Người trong mọi mặt đời sống.
Đến nay, hơn 4.580 mô hình đã được triển khai theo cách sáng tạo rộng khắp thành phố, giúp bồi đắp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên và mọi tầng lớp nhân dân. Đây là nền tảng vững chắc góp phần xây dựng TPHCM phát triển bền vững, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.



Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, về nhiệm vụ xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên
địa bàn thành phố

Sự kiện ngày 22-12-2024, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức toàn tuyến, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống giao thông công cộng của TPHCM. Đây là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng và đưa vào khai thác tại thành phố, với chiều dài 19,7km, kết nối trung tâm quận 1 với khu vực phía Đông của TPHCM.
Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho việc hình thành mạng lưới đường sắt đô thị của TPHCM, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại.




và Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được tham gia cắt băng khánh thành thành tuyến Metro số 1
(Bến Thành - Suối Tiên)

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại TPHCM là sáng kiến tiên phong thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, đưa thành phố trở thành đầu tàu của Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Trung tâm tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet vạn vật (IoT) và chuyển đổi số. C4IR không chỉ là nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ, mà còn là cầu nối để chuyển giao tri thức, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và hội nhập toàn cầu.

Công nghiệp lần thứ 4

Nội dung chi tiết, được Báo SGGP đăng tải ngày 26-9-2024

Hiện nay, TPHCM đang nỗ lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98 của Quốc hội, tập trung thu hút nguồn lực xã hội, đầu tư hạ tầng hiện đại, thúc đẩy công nghệ cao và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị cũng đang được triển khai mạnh mẽ, xác định là khoa học, công nghệ và chuyển đổi số là đòn bẩy then chốt, là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại.

Trang 1 Báo SGGP ngày 28-8-2024
Những ngày này, Thành phố rực rỡ cờ hoa, ngập tràn niềm vui và tự hào trong không khí đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hòa chung không khí sôi động đó, ngày 19-4, tại điểm cầu trung tâm nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ (trực tuyến và trực tiếp) khởi công, khánh thành 80 dự án, công trình trọng điểm trên cả nước với tổng mức đầu tư lên gần 450.000 tỷ đồng. Tại TPHCM có các dự án lớn như nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất (khánh thành), khu đô thị lấn biển Cần Giờ (khởi công), dự án xây dựng đường Vành đai 2 TPHCM (đoạn 1, đoạn 2)…

Đây là lần đầu tiên một sự kiện quy mô lớn và mang ý nghĩa sâu sắc được tổ chức trên cả 3 miền Bắc - Trung Nam (theo hình thức trực tuyến và trực tiếp) nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hiện nay, Thành phố tiếp tục khẩn trương tổng kết Nghị quyết 18, sắp xếp lại cấp phường, không tổ chức cấp huyện, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Cụ thể, Thành phố lên kế hoạch sắp xếp 273 đơn vị hành chính cấp xã thành 102 đơn vị hành chính cấp xã, đề xuất tên gọi rất thân thương, gần gũi, đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm tư, tình cảm của người dân thành phố, thể hiện được văn hóa, truyền thống của từng địa danh như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bến Thành, Bàn Cờ, Bảy Hiền, An Phú Đông...

Đồng thời, TPHCM phối hợp chặt chẽ với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính của 3 địa phương để hình thành một “Thành phố mới” rộng lớn hơn, góp phần tích cực đưa đất nước vươn tới kỷ nguyên thịnh vượng.

Trong quá trình sáp nhập, Thành phố cũng chuẩn bị kế hoạch tổ chức Đại hội cấp xã và Đại hội Đảng bộ TPHCM sau khi sắp xếp, hợp nhất, tập trung định hình lại tương lai trên một không gian mới, nguồn lực mới.