Trong đó, ĐH Quốc gia TPHCM lọt tốp 401-500 và đứng đầu Việt Nam về chỉ số “chuyển giao tri thức” (42,8 điểm), đạt vị trí cao ở chỉ số “triển vọng quốc tế” (40,6 điểm).
Năm nay, THE đã mở rộng bảng xếp hạng với 533 trường thuộc 47 quốc gia từ 4 châu lục (nhiều hơn so với 442 trường từ 43 nước của danh sách năm trước). Danh sách xếp hạng này gồm các trường ĐH đến từ các nước có nền kinh tế mới nổi, được phân mục thành “nền kinh tế mới nổi loại 1”, “nền kinh tế mới nổi loại 2” và “nền kinh tế cận biên”. Mặc dù Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nền kinh tế cận biên nhưng trước đây chưa có ĐH nào của Việt Nam được đứng trong bảng xếp hạng này.
Bảng xếp hạng các ĐH thuộc các nền kinh tế mới nổi sử dụng các chỉ số tương tự bảng xếp hạng các trường ĐH tốt nhất thế giới của THE, tập trung chủ yếu vào các khía cạnh về giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức và hình ảnh quốc tế. Tuy nhiên, những tiêu chí này được điều chỉnh để phù hợp mục tiêu ưu tiên phát triển của các trường ĐH từ các nền kinh tế mới nổi.
° Đại học Tôn Đức Thắng vào tốp 10 đại học nghiên cứu hàng đầu ASEAN
Theo cơ sở dữ liệu Web of Science (WoS; Mỹ), năm 2019 (tính đến 31-12-2019) các nước ASEAN đã công bố tổng cộng 63.445 công trình trên các tạp chí ISI. Trong nhóm 10 đại học (ĐH) dẫn đầu có một đại diện duy nhất của Việt Nam là Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Đứng đầu tốp 10 này vẫn là 2 ĐH của Singapore: ĐH Quốc gia Singapore (vị trí số 1), kế đến là ĐH Kỹ thuật Nanyang. Tiếp sau đó là 4 ĐH rất mạnh của Malaysia, theo thứ tự gồm: Malaya, Putra Malaysia, Kebangsaan Malaysia, Sains Malaysia. Đại diện duy nhất của Việt Nam là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đứng thứ 7. Sau đó là 2 ĐH hàng đầu của Thái Lan: Mahidol và Chulalongkorn. Vị trí thứ 10 là ĐH Kỹ thuật Malaysia.