Ông Hứa Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Thương mại Đại Phát cho biết, giống như bánh ú tro truyền thống, nguyên liệu quan trọng để làm ra chiếc bánh bao gồm: Gạo nếp, nước tro, lá tre. Gạo nếp được ngâm từ 6-12 tiếng bằng nước tro. Để tạo sự khác biệt nhưng vẫn giữ được mùi vị truyền thống, gạo nếp được Đại Phát đặt loại ngon nhất ở Tiền Giang. Nước tro được làm từ nguyên liệu là bí quyết riêng của Đại Phát, không chỉ tạo ra mùi vị đặc trưng của bánh ú tro mà quan trọng là nguyên liệu sạch, vì sức khỏe của người tiêu dùng.
Bánh ú tro của Đại Phát có hai loại nhân, một được làm bằng đậu đỏ, một loại khác được làm bằng đậu xanh và dừa, nấu chín và trộn với mật ong. Vì thế vị ngọt của bánh và nhân bánh rất thanh nhẹ và dễ chịu.
Dù được sử dụng máy móc hiện đại, có nhiều năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực thực phẩm đạt chuẩn xuất khẩu tại Châu Âu và Nhật Bản nhưng cơ bản bánh ú tro vẫn được gói bằng đôi bàn tay khéo léo của người công nhân.
Ngoài bánh ú tro, Đại Phát hiện còn sản xuất bánh ú mặn (gồm nếp, thịt, tôm, mực, nấm đông cô, trứng muối) và bánh ú chay (gồm nếp măng tre, khoai môn, đậu đỏ, tiêu đen). Đây là sản phẩm được nhiều khách hàng ưa thích bởi vị ngọt từ nếp và nhân bánh hòa quyện. Tất cả bánh ú được đóng gói trong lễ hộp, đẹp mắt, lịch sự và trang trọng, rất thích hợp để làm quà tặng cho người thân, bạn bè, khách hàng, đối tác.
Ông Hứa Ngọc Lâm cho biết thêm, mỗi ngày Đại Phát đưa ra thị trường 10.000 cái bánh ú tro và 14.000 cái bánh ú mặn và chay. Dự kiến vào những ngày cao điểm của Tết Đoan Ngọ, Đại Phát sẽ nâng sản lượng sản xuất để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu người tiêu dùng.
Giá bán bán bánh ú tro là 144.000 đồng/12 bánh; bánh ú chay và mặn 30.000 đồng/cái.