Chặng đường 50 năm
Thông tin trên được Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) - đối tác của Liên hiệp quốc công bố ngày 5-3, trước thềm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. Sau các cuộc bầu cử trong năm 2020, tỷ lệ phụ nữ toàn cầu trong quốc hội tăng 0,6 điểm so với năm 2019. Trên thế giới chỉ có 3 nước có tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan lập pháp tương đương nam giới là Cuba, Rwanda và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Châu Mỹ là khu vực ghi nhận tỷ lệ nữ giới trong quốc hội cao nhất (32,4%), trong khi kỷ lục buồn thuộc về Trung Đông và Bắc Phi với 17,8%.
Vượt qua rào cản đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 càng làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới và đặt ra thách thức to lớn với những người xây dựng chính sách lao động. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy đại dịch đã kéo hàng triệu phụ nữ ra khỏi lực lượng lao động và đảo ngược những tiến bộ có được trong những năm qua về bình đẳng giới. Theo báo cáo thường niên về bình đẳng giới của Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 5-3, đại dịch Covid-19 đang khoét sâu tình trạng bất bình đẳng giới khi phụ nữ chiếm một lượng đông đảo trong đội ngũ nhân viên y tế và các việc làm khác trên tuyến đầu phòng chống dịch. Báo cáo cho biết thêm, khối lượng công việc đồ sộ cùng với thách thức cân bằng công việc và gia đình đã khiến rủi ro sức khỏe của phụ nữ gia tăng. Phụ nữ cũng đảm nhiệm công việc chăm sóc gia đình nhiều hơn trong thời gian các lệnh phong tỏa được áp đặt. Họ trở thành nạn nhân của vấn nạn bạo lực gia đình gia tăng ở Pháp, Litva, Ireland và Tây Ban Nha trong thời gian lệnh phong tỏa đầu tiên được áp đặt tại châu Âu vào mùa xuân 2020.
Trong ngành trả lương thấp như khách sạn, nhà hàng, bán lẻ hay các dịch vụ tư nhân, số lượng phụ nữ làm việc nhiều, theo đó thu nhập của giới nữ cũng bị tác động rất lớn khi đại dịch Covid-19 bùng phát kéo dài. Phụ nữ cũng gặp khó khăn hơn khi tìm kiếm công việc mới. Báo cáo cảnh báo rằng, xu hướng này có thể khiến lương hưu của phụ nữ thấp hơn so với nam giới, làm gia tăng khoảng cách giới về lương hưu và các bất công khác trong các thập niên tới. Thậm chí, nhiều quốc gia nằm trong tốp đầu châu Âu như: Đức, Đan Mạch, Na Uy và Anh vẫn chưa giữ đúng cam kết của mình nhằm thực thi các chính sách giảm bất bình đẳng giới như đánh thuế lũy tiến trong nhiều thập kỷ.
Để thúc đẩy bình đẳng giới, chính phủ các quốc gia trên thế giới cần xây dựng các kế hoạch phục hồi việc làm sau đại dịch, bao gồm các biện pháp đặc biệt hỗ trợ phụ nữ trở lại làm việc.
Tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới trong năm 2020 tăng từ 10,3% lên 12,1%, cao hơn mức thất nghiệp trung bình chung của khu vực (10,7%). Điều này đồng nghĩa với việc có thêm khoảng 1,1 triệu phụ nữ gia nhập lực lượng thất nghiệp nữ, nâng tổng số lên 13,3 triệu người. Dữ liệu của ILO chỉ ra rằng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ đã chứng kiến mức sụt giảm kỷ lục 5,4%, xuống chỉ còn 46,4% trong năm 2020. |