Đà Nẵng - nơi lan tỏa những chính sách nhân văn

Dịch Covid-19 kéo dài trong gần 2 năm qua nhưng Đà Nẵng là một trong những địa phương sớm có những chính sách nhân văn, hướng đến người nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong dịch, với sự nỗ lực chung tay từ chính quyền các cấp, sự chung tay của toàn xã hội.
Trải qua nhiều đợt dịch Covid-19, Đà Nẵng vẫn luôn nghĩa tình với những chính sách mang tính nhân văn
Trải qua nhiều đợt dịch Covid-19, Đà Nẵng vẫn luôn nghĩa tình với những chính sách mang tính nhân văn

Lắng nghe và hành động kịp thời

Mấy năm nay, bà Trần Thị Kim Lan, 43 tuổi, quê Quảng Nam phải làm thời vụ ở nhiều nhà máy chế biến thủy sản tại Đà Nẵng để có thu nhập. Nhưng hơn 1 tháng qua, các nhà máy chế biến thủy sản, nơi bà làm công nhân vệ sinh phải tạm ngừng hoạt động khiến bà mất việc.

Khi nghe tin con gái đậu Đại học, bà Lan quyết định ở lại Đà Nẵng tìm việc để kiếm tiền dành cho con nhập học sắp tới. Chưa kịp tìm được công việc mới thì Đà Nẵng có lệnh dừng hoạt động tại các công trình xây dựng để chống dịch Covid-19. Chồng bà Lan là phụ hồ cũng thất nghiệp. Hai vợ chồng sống trong căn phòng trọ chỉ hơn 10m² tại phường Thọ Quang, là khu vực "phong tỏa cứng" của quận Sơn Trà. Số tiền tích góp ít ỏi còn lại, hai vợ chồng gửi hết về quê để lo cho 2 đứa con.

Đà Nẵng - nơi lan tỏa những chính sách nhân văn ảnh 1 Bà Trần Thị Kim Lan trong căn phòng trọ tại phường Thọ Quang
“Ở trong khu phong tỏa cứng, mình không thể ra ngoài được. Muốn mua nhu yếu phẩm thì viết giấy để nhờ chính quyền đi chợ giúp nhưng hai vợ chồng còn chút tiền, chỉ dám mua mì tôm và cá khô”, bà Lan chia sẻ.

Những ngày có dịch Covid-19, người lao động vất vả mưu sinh, kiếm sống qua ngày. Người trẻ có thể chạy nhiều việc, đi đây mai đó nhưng những người lớn tuổi khó gặp bất tiện khi sức khỏe không cho phép. Trường hợp của bà Lan chỉ là một trong những trường hợp khi 5/7 phường quận Sơn Trà bị phong tỏa cứng vì liên quan đến chùm ca bệnh ở cảng cá Thọ Quang.

Bức bí nhiều ngày, người dân cố gắng vượt qua. Khi sự bức bí, khó khăn tăng lên cũng là lúc lãnh đạo TP Đà Nẵng, quận Sơn Trà và chính quyền cơ sở đến gõ cửa, san sẻ khó khăn với họ. Tất cả những người dân trong khu phong tỏa cứng thuộc 5 phường của quận Sơn Trà, bất kể thành phần, đều được chính quyền hỗ trợ 40.000 đồng/ngày. Ngoài ra, lương thực, thực phẩm được các tổ chức đưa đến ủng hộ người dân trong vùng phong tỏa cứng. 

Anh Đào Tuấn, phóng viên kênh truyền hình VTC1 chia sẻ trên trang cá nhân vào chiều 17-8
Chưa bao giờ, việc bảo đảm an sinh xã hội của chính quyền TP Đà Nẵng được thể hiện rõ rệt và mang đậm tính nhân văn đến thế. Thu nhập chập chừng, người dân trong khu vực phong tỏa e ngại những chi phí sinh hoạt cho những ngày bất đắc dĩ ở nhà. Nay, họ mừng rỡ với những chính sách chưa từng có. Để nắm được danh sách và xử lý nhanh nguồn kinh phí, các địa phương triển khai thông báo đến từng tổ dân phố, phấn đấu trong thời gian sớm nhất số tiền hỗ trợ đến tay người lao động. Bỏ qua cách thức cũ, đại diện chính quyền địa phương, tổ dân phố với trang phục đặc trưng thời chống Covid-19 đến tận nhà trao tới tay như là lời khẳng định rằng “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Một người dân phường Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) chia sẻ trên trang facebook cá nhân vào chiều 17-8 sau khi nhận được tiền hỗ trợ từ Tổ dân phố
Điều đáng quý hơn nữa, rất nhiều người dân trong khu phong tỏa cứng sau khi nhận tiền đã mang biếu cho hàng xóm khó khăn hơn. Cũng nhiều người, sau khi nhận tiền hỗ trợ xong mang đến đóng góp cho tổ Covid cộng đồng như một sự sẻ chia. 
Đà Nẵng - nơi lan tỏa những chính sách nhân văn ảnh 4 Chính quyền đến tận nhà phát tiền hỗ trợ cho người dân bị phong tỏa

Trong những ngày đầu phong tỏa cứng, việc cung ứng lương thực, thực phẩm tại các phường phong tỏa của quận Sơn Trà gặp trục trặc vì nhà cung cấp không đáp ứng nổi, người dân phản ánh trên facebook cá nhân, trên nhóm fanpage Quản lý đô thị Đà Nẵng: Tiện nghi - xanh - sạch đẹp hay gọi điện, nhắn tin cho lãnh đạo các cấp, ngay lập tức các vấn đề vướng mắc, bất cập được tiếp thu và xử lý kịp thời. Những vấn đề mang tính phức tạp được thảo luận ngay trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 hằng ngày.  

"Phao cứu sinh” cho người dân trong thời gian xảy ra dịch

Trước những ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ông Lê Minh Trung, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân trong vùng dịch và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đến ngày 16-8, Đà Nẵng đã chi trả hỗ trợ cho 53.593 người, với 29.012.000.000 đồng (đạt 100%) đối với các đối tượng đặc thù của TP Đà Nẵng.

Cụ thể, những người trực tiếp khám, điều trị, làm xét nghiệm SARS-CoV-2,... tại cơ sở y tế hỗ trợ 450.000 đồng/người/ngày. Những người thực hiện trực chốt, vận chuyển, nhập liệu,... hỗ trợ 80.000 đến 300.000 đồng/người/ngày. Đà Nẵng thống nhất hỗ trợ tiền ăn 80.000 đến 120.000 đồng/người/ngày đối với những lực lượng này.

Lực lượng tuyến đầu tại chốt cửa ngõ ra vào thành phố có những ngày làm việc, cắm trại xuyên đêm  

Đối với những trường hợp khó khăn do dịch, HĐND TP Đà Nẵng đã thông qua chính sách hỗ trợ với đối tượng người có công với cách mạng bị bệnh hiểm nghèo, ốm đau thường xuyên; trường hợp bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng ở cộng đồng và người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/người/lần. Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) được hỗ trợ 1.500.000 đồng/người/lần.

Ngoài ra, HĐND TP Đà Nẵng cũng thông qua các chính sách hỗ trợ tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng cho tiểu thương tại các chợ ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; hỗ trợ thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân trong vùng cách ly y tế; hỗ trợ chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các đối tượng đặc thù; hỗ trợ chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các đối tượng đặc thù; chế độ hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng tại các cơ sở cách ly y tế tập trung; giải pháp giải quyết các vấn đề cấp thiết để phòng, chống dịch Covid-19; chính sách hỗ trợ cho vay chương trình giải quyết việc làm...

Có những cách thức hỗ trợ đúng đối tượng, thời điểm

Trong những ngày Đà Nẵng áp dụng các biện pháp mạnh để cắt đứt nguồn lây Covid-19 và truy lọc F0 trong cộng đồng với phương châm "ai ở đâu thì ở đó", ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu hỗ trợ và tổ chức một cách khoa học, đúng thời điểm với những người gặp khó khăn trên địa bàn thành phố. Ông Quảng cũng chỉ đạo các đơn vị có phương án hỗ trợ kịp thời đối với người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn TP Đà Nẵng gặp khó khăn do dịch.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng đưa ra 5 phương châm trong 7 ngày cao điểm, trong đó phương châm không để người dân thiếu ăn một lần nữa được nhắc lại.

Đà Nẵng - nơi lan tỏa những chính sách nhân văn ảnh 7 Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kiểm tra thực tế tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại tuyến đường Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà)
Đà Nẵng - nơi lan tỏa những chính sách nhân văn ảnh 8 Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kiểm tra, động viên các lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 tại chốt kiểm dịch ra vào thành phố

Dịch bệnh hẳn sẽ làm đảo lộn cuộc sống của người dân thành phố, song đã trải qua nhiều đợt dịch bệnh suốt hơn 18 tháng qua, người dân Đà Nẵng đã đồng thuận, đồng lòng và hy sinh lợi ích cá nhân để cùng các cấp lãnh đạo TP Đà Nẵng phòng, chống dịch. Và, các cấp lãnh đạo TP Đà Nẵng cùng nhiều sở ngành, địa phương nỗ lực thực hiện quyết tâm, nhân văn trong chỉ đạo, điều hành và đặt sức khỏe người dân lên hàng đầu.

Tin cùng chuyên mục