Đà Nẵng ngập nước trên diện rộng: Do mưa lớn hay quy hoạch chưa đồng bộ?

Trong 2 ngày (9 và 10-12), TP Đà Nẵng bị ngập chìm trong nước sau những trận mưa lớn kéo dài. Sau những trận ngập khủng khiếp này, có nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng ngập lụt ở Đà Nẵng là do việc quy hoạch hệ thống thoát nước chưa đồng bộ với quy hoạch đô thị. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, tình trạng ngập nước là do mưa quá lớn kèm theo hệ thống cửa thu nước bị bịt kín nên giảm khả năng thoát nước. 
Mua lớn, nhiều tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng bị ngập nặng. Ảnh: NGUYÊN KHÔI
Mua lớn, nhiều tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng bị ngập nặng. Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Chỉ cần mưa 100 - 200mm là ngập

Sau những trận ngập lịch sử này, người dân TP Đà Nẵng cho rằng, tình trạng ngập nước sau trận mưa lớn là do hệ thống hồ điều tiết bị thu hẹp trong quá trình phát triển đô thị nên sức chứa không đủ làm mất chức năng điều tiết nước mưa. Bên cạnh đó, hệ thống cống thoát nước đô thị hiện nay chủ yếu được thiết kế có khẩu độ nhỏ, chỉ làm chức năng thoát nước thải sinh hoạt chứ không có chức năng chứa và dẫn nước mưa với lưu lượng lớn. 

Ngoài ra, người dân cho rằng, trước đây, nhiều khu vực thấp trũng, nhiều ruộng đồng, mặt sông rộng nên mỗi khi có mưa lớn, khu vực này như một chiếc ao chứa một lượng rất lớn nước mưa và nước lũ từ trên nguồn đổ về. Tuy nhiên, khi quy hoạch và xây dựng khu đô thị đã lấp hầu hết diện tích đất tại khu vực này cũng như thu hẹp mặt sông khiến nước thoát không kịp, gây ngập. 

Đà Nẵng ngập nước trên diện rộng: Do mưa lớn hay quy hoạch chưa đồng bộ? ảnh 1 Đường phố thành sông 
Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Phạm Văn Chiến, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung bộ, cho biết, trong những đợt mưa vừa qua tại Đà Nẵng, lượng mưa có khi đo được 900mm. Với khả năng thoát nước của thành phố như hiện nay thì chỉ cần mưa 100 - 200mm kéo dài trong vòng 1 giờ thì có thể gây ngập tại nhiều nơi. 

Trong khi đó, khi đi kiểm tra tại các điểm ngập nước, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết, tình trạng ngập nước tại các khu dân cư ở TP Đà Nẵng một phần do mưa lớn, một phần là do các cửa thu nước bị người dân lấp kín để che mùi hôi nên khi có mưa lớn xảy ra là không thoát nước được. Bên cạnh đó, theo ông Thơ, một lượng rác khổng lồ gồm chăn màn, áo quần, bao ni lông, thùng xốp bị cuốn xuống cống thoát nước gây tắc cống dẫn đến ngập cục bộ. 

Đà Nẵng ngập nước trên diện rộng: Do mưa lớn hay quy hoạch chưa đồng bộ? ảnh 2 Đường CMT8 bị ngập sâu trong nước
 Cần lưu tâm trong thiết kế thoát nước đô thị

Sau sự việc vừa qua, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị cho rằng, Đà Nẵng rất cần lưu tâm trong quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị đồng bộ và tương xứng với tốc độ phát triển đô thị. 

Trao đổi với PV Báo SGGP, KTS Vũ Quang Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho biết, qua rà soát, Sở Xây dựng đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng diện rộng trên địa bàn TP Đà Nẵng vừa qua là do lượng mưa vượt xa tần suất thiết kế đối với hệ thống thoát nước đô thị. 

Đà Nẵng ngập nước trên diện rộng: Do mưa lớn hay quy hoạch chưa đồng bộ? ảnh 3 Đường C đoạn đầu cầu Nguyễn Tri Phương ngập sâu trong nước
 Theo tiêu chí thiết kế hệ thống thoát nước trong quy hoạch thoát nước đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt thì trạm bơm, hồ điều hòa, kênh dẫn nước chính đảm bảo trận mưa có chu kỳ lặp lại 10 năm; cống thoát nước chính đảm bảo trận mưa có chu kỳ lặp lại 5 năm; cống nhánh đảm bảo trận mưa có chu kỳ lặp lại 2 năm. Nguyên tắc thiết kế này cũng phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 về Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài. Trong khi đó, qua đánh giá sơ bộ thì lượng mưa đợt này có chu kỳ lặp lại trên 20 năm nên hệ thống thoát nước hiện trạng không thể đáp ứng được. Nếu đầu tư hệ thống thoát nước đáp ứng với trận mưa ngày 9-12 thì chi phí sẽ rất lớn.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Chiến, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung bộ, khuyến cáo Đà Nẵng cũng như các địa phương khác lưu ý trong việc xây dựng hạ tầng đô thị, quy hoạch để ứng phó với sự bất thường của thời tiết như hiện nay. Đó là phải xem xét kỹ đến tình hình thời tiết, tính chất mưa, lượng mưa để có thông số thiết kế cho phù hợp, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước khi các trận mưa đặc biệt lớn xảy ra. Nếu thiết kế, quy hoạch đô thị mới thì phải có cao trình phù hợp, tránh những trường hợp cao trình chênh lệch cao - thấp, dẫn đến việc không đấu nối được hệ thống thoát nước. Đối với hệ thống thoát nước phải thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông.

Đà Nẵng ngập nước trên diện rộng: Do mưa lớn hay quy hoạch chưa đồng bộ? ảnh 4 Đường Hàm Nghi cũng ngập trong biển nước
 Ông Chiến cũng cho rằng, việc san lấp ao hồ, ruộng đồng để xây dựng đô thị sẽ làm giảm hoặc mất đi khả năng điều tiết nước. Vì thế khi quy hoạch đô thị phải tính toán tổng thể làm sao hệ thống cống rãnh thoát nước có khẩu độ phù hợp, đủ số lượng để tiêu thoát nước, giảm bớt ngập úng thay cho hạ tầng cũ là các ao, hồ đã bị san lấp. Nếu đảm bảo đúng thiết kế thì sẽ tiêu thoát hết lượng nước mưa đã được tính trước từ các trận mưa lịch sử.

Trả lời ý kiến liên quan đến việc đầu tư cống thoát nước dưới lòng đất vừa có chức năng thoát nước, vừa có chức năng chứa nước mà một số đô thị trên thế giới đã triển khai (như Tokyo, Osaka - Nhật Bản, Kuala Lumpur - Malaysia...), KTS Vũ Quang Hùng cho rằng chi phí đầu tư công trình này sẽ rất lớn. Vì thế, chưa phù hợp đối với đô thị Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay (hiện nay ở Việt Nam cũng chưa có mô hình này).

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

nguyễn trung hữu
Quy hoạch cái gì chiếm hết đất ven sông để xây nhà cao tầng bài học Quảng ninh, Sài gòn, Hà nội rồi sau này đến Hải Phòng làm nhà nhưng hệ thống thoát tràn không quy gom, cửa thoát tràn không đủ lưu lượng thoát làm cho có biến đổi khí hậu không còn hệ số thoát nước dự trữ thì gì mà không ngập lợi ích nhóm rõ ràng nên hệ quả lớn sẽ còn ngập nặng phần thiệt hại này nhà đầu tư nào chịu và tác động ảnh hưởng đến nhân dân ai tính

Tin cùng chuyên mục

Người dân trở lại TPHCM sau kỳ nghỉ lễ, cửa ngõ kẹt xe kéo dài

Người dân trở lại TPHCM sau kỳ nghỉ lễ, cửa ngõ kẹt xe kéo dài

Chiều tối ngày 7-4, kết thúc kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lượng phương tiện đổ dồn về thành phố tăng đột biến khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ rơi vào tình trạng kẹt xe nghiêm trọng, đặc biệt là các khu vực cửa ngõ phía Đông và phía Tây TPHCM.

UBND phường Mũi Né làm việc với người đàn ông có hành vi chôn rác xuống bãi biển

Người bị khách nước ngoài "tố" chôn rác xuống bãi biển Mũi Né khai gì?

Chiều 7-4, ông Bùi Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND phường Mũi Né, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), cho biết cơ quan chức năng đã xác minh được danh tính người đàn ông xuất hiện trong clip do một du khách nước ngoài ghi lại hành vi chôn rác thải ngay trên bãi biển Mũi Né. Theo đó, người này khai nhận đã thực hiện hành vi vi phạm khi được chủ cơ sở du lịch thuê dọn rác tại khu vực bãi biển Mũi Né.

Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng

Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng

Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).

Lực lượng chức năng bóc gỡ quảng cáo bẩn

Hàng ngàn người dân thành phố chung tay vì mỹ quan đô thị

Những năm qua, TPHCM phải đối mặt với vấn nạn tín dụng đen, tình trạng quảng cáo bẩn tràn lan, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Công an TPHCM cùng các đơn vị đã làm nhiều cách để triệt phá tình trạng này, trả lại mỹ quan đô thị của thành phố.

Xuyên đêm triển khai trận địa pháo lễ

Xuyên đêm triển khai trận địa pháo lễ

Khuya 6-4, Lữ đoàn 96 (Binh chủng Pháo binh) đã đưa 15 khẩu pháo đến Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) để triển khai trận địa pháo lễ, phục vụ cho Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).

Buồn vui metro... cuối tuần

Buồn vui metro... cuối tuần

Cùng một quãng đường khởi hành từ nhà ga Bến Thành (quận 1) đến Ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức), nếu di chuyển bằng xe bus hoặc xe máy chỉ mất khoảng 30 phút, trong khi metro lại lấy mất của tôi đến 2 giờ đồng hồ.

Thành phố rạng rỡ tên Người

Thành phố rạng rỡ tên Người

Những ngày này của 50 năm trước, các cánh quân giải phóng thần tốc tiến về Sài Gòn cùng hợp lực với các mũi tiến công và lực lượng nổi dậy tại chỗ làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm, đất nước thống nhất, thành phố nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước, có vinh dự lớn được mang tên Người.

Phương tiện chen chúc "bò" qua cầu Rạch Miễu

Phương tiện chen chúc "bò" qua cầu Rạch Miễu

Trong 2 ngày 5 và 6-4, lượng phương tiện di chuyển theo hướng TPHCM đi các tỉnh miền Tây nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tăng đột biến khiến tuyến Quốc lộ 60 qua Tiền Giang và Bến Tre ùn ứ giao thông, nghiêm trọng nhất là cầu Rạch Miễu.

Người dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành như thế nào?

Người dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành như thế nào?

Lễ diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước dự kiến diễn ra từ 6 giờ 30 ngày 30-4. Báo SGGP chia sẻ một số cẩm nang để người dân thuận tiện theo dõi buổi lễ đặc biệt này.