Ông Lê Trường Tùng cũng ứng dụng công nghệ thông tin để “vẽ” biểu đồ điểm của thí sinh 63 tỉnh, thành phố và phát hiện ra những điểm vô lý, là kênh thông tin quan trọng để báo chí khai thác, đòi hỏi Bộ GD-ĐT phải xem xét. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Lê Trường Tùng cho rằng, đã đến lúc phải thay đổi kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia hiện nay.
TS Lê Trường Tùng
° PHÓNG VIÊN: Thưa ông, chúng ta đã nói nhiều về sự phẫn nộ, nỗi đau, niềm tin bị giảm sút… do sự gian lận thi cử gây nên. Nay điều mà chúng ta cũng nên bàn một cách nghiêm túc đó là có nên xem xét lại kỳ thi THPT quốc gia hiện nay - hay còn gọi là kỳ thi “2 trong 1”?
° TS LÊ TRƯỜNG TÙNG: Kỳ thi THPT là sự kiện mang tính quốc gia. Vì thế, việc một số lượng bài thi khá lớn được nâng điểm sai lệch toàn bộ không đơn thuần là điểm thi của Hà Giang mà còn tạo ra sự nghi ngờ có thể có địa phương khác, khu vực khác cũng có hành vi tương tự.
Bộ GD-ĐT đã có đủ số liệu của tất cả các địa phương, nếu phân tích chi tiết, có thể phát hiện ra sự bất thường của khu vực khác và từ đó kiểm tra. Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa xóa được. Nhưng không đơn thuần là thành tích mà liên quan đến sử dụng kết quả để tuyển sinh đại học. Địa phương nào cũng mong muốn con em mình được vào học những trường có tiếng tăm và chịu trách nhiệm trong chấm thi, nên nếu tư duy nặng về thành tích và quyền lợi cục bộ địa phương thì khi đó dễ dẫn đến việc làm không đúng, khiến cho bức tranh điểm thi cả nước không còn chính xác nữa. Thực tế năm 2018 là ví dụ cụ thể.
Tôi cho rằng, kể cả không xảy ra việc ở Hà Giang, cũng đã đến lúc phải xem lại tính chất của cuộc thi và công sức mình bỏ ra để tổ chức thi, bảo mật… có đạt được mục tiêu chúng ta mong muốn hay không. Để tốt nghiệp THPT, ngoài điểm của kỳ thi THPT quốc gia còn cộng thêm 50% điểm học bạ. Tỷ lệ tốt nghiệp năm nay của cả nước là hơn 97% nên tốt nghiệp hay không phụ thuộc vào học bạ nhiều chứ không phải ít. Chỉ thí sinh có điểm liệt mới trượt nhưng tôi cho các em trượt là cố ý không muốn tốt nghiệp, vì thi trắc nghiệm thì “đánh bừa” xác suất cũng đã được 1/4 số điểm, đánh bừa để đạt trên 1 điểm là rất dễ. Nói thế để cho thấy mục tiêu của kỳ thi để xét tốt nghiệp hầu như không có ý nghĩa gì.
Bộ GD-ĐT dường như cũng đã nhìn ra điều đó nên đã không ghi loại trên bằng tốt nghiệp, vì dựa vào điểm thi cũng không biết loại nào, dựa vào học bạ thì không đáng tin. Cuối cùng, việc xét tốt nghiệp chỉ để phân biệt 97% và hơn 2% còn lại. Vì vậy, tôi cho rằng mục tiêu để xét tốt nghiệp đóng vai trò quá nhỏ trong kỳ thi, trong khi chúng ta phải bỏ ra quá nhiều công sức chỉ để loại một số rất nhỏ thí sinh bị điểm liệt - vốn là những em học không ổn nhưng thầy cô vẫn cố cho lên lớp 12 “và các em cũng chả cần tốt nghiệp”.
Còn về mục tiêu xét đại học, hiện đa phần các trường đang sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Một số trường khác như: Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia Hà Nội có thi riêng, có một phần tuyển thẳng từ nhóm 100 trường THPT hàng đầu, một phần xét học bạ. Nhiều trường tiến hành song song, cả xét học bạ và điểm thi của bộ. Vì Bộ GD-ĐT vẫn duy trì kỳ thi nên các trường vẫn dựa vào và bên cạnh đó vẫn chủ động đi theo hướng của mình. Việc các trường dựa vào kết quả kỳ thi để xét tuyển là có, nhưng vì có mới dựa nhưng vẫn không dựa hoàn toàn, trường nào cũng có cách khác để bổ sung nguồn tuyển.
Theo lộ trình tự chủ đại học, vai trò tự chủ của các trường trong tuyển sinh sẽ rất lớn. Thậm chí, ngay cả hiện nay những quy định của việc xét tuyển từ điểm thi THPT quốc gia cũng không còn có tính pháp lý. Đơn cử, Bộ GD-ĐT quy định thí sinh đỗ phải học nguyện vọng cao hơn nhưng không quy định chỉ được học trường đó mà không được học trường khác, nên thí sinh có thể từ chối học và xét vào các trường khác theo một cách khác. Các trường có thể nhận thí sinh các đợt tiếp theo, mà đợt tiếp theo bộ không can thiệp, do đó, trong bối cảnh này thì vai trò xét tuyển đại học của kỳ thi cũng đã mờ nhạt dần. Hiện nay, theo tôi thấy, nhiều trường đại học ngày càng nhận ra thí sinh phải có tố chất phù hợp với ngành mình đào tạo nên đã có thêm vòng sơ tuyển.
Như vậy, qua phân tích thì thấy, cả 2 hai mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển, kỳ thi hiện nay đều chỉ gánh một phần. Tốt nghiệp do học bạ là chính, nên dù đề khó thì tỷ lệ tốt nghiệp vẫn cao như năm 2018 này. Còn đại học thì phụ thuộc sự chủ động của các trường, các trường phải ý thức được việc tự chủ tuyển sinh, không thể trông vào mỗi kỳ thi.
° Rõ ràng bức tranh đã rất khác so với trước đây. Đến nay, kỳ thi “2 trong 1” cũng đã qua 4 năm tổ chức, xã hội có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó không ít ý kiến cho rằng kỳ thi không phù hợp, cần thay đổi, ý kiến ông thế nào?
°Sau 4 - 5 năm tổ chức thi “2 trong 1”, tôi cho rằng, đã đến lúc Bộ GD-ĐT phải có tổng kết, mà tổng kết thì phải lắng nghe ý kiến của xã hội, các chuyên gia. Nếu sơ kết mà thấy có quá nhiều vấn đề phức tạp thì tôi tin Bộ GD-ĐT có thể sẽ có thay đổi nhất định. Cần khẳng định xu thế để các trường tự chủ tuyển sinh là xu thế không thể đảo ngược.
° Ông đề xuất thay đổi ra sao?
° Chúng ta hy vọng sẽ có tổ chức khảo thí độc lập đứng ra tổ chức kỳ thi thay vì Bộ GD-ĐT đang “ôm” kỳ thi hiện nay. 1 năm có thể tổ chức 2 - 3 lần để từ đó các trường có dữ liệu tuyển sinh. Dĩ nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn nên nắm tổ chức ngân hàng đề thi được chuẩn hóa.
Tôi cho là khi bộ buông kỳ thi này ra, các trường vẫn có thể thể xoay xở được, sẽ không giống cách đây 10 năm là trường nào tổ chức thi trường đó sẽ khiến thí sinh vất vả, “rồi luyện thi này kia” vì bây giờ công nghệ khác, Internet rộng rãi, có thể tổ chức kỳ thi nhẹ nhàng hơn nhiều. Mặt khác, đại học rồi sẽ phải thay đổi theo hướng đầu vào chỉ là tương đối, quá trình đào tạo mới là quan trọng nhất, tức đầu ra đại học mới là yếu tố sống còn.
Ví dụ năm nay, Bộ GD-ĐT mạnh dạn bỏ điểm sàn đại học, chỉ còn nắm quyền định điểm sàn ngành sư phạm, theo tôi đó cũng là bước đổi mới đáng kể.
° Rõ ràng đó là một tương lai thi cử mà nhiều chuyên gia đã đề cập nhưng chắc chắn sẽ phải có lộ trình chứ không thể ngay lập tức triển khai ngay. Vậy giả sử năm 2019, nếu thi thì nên thi theo cách nào để không xảy ra những “Hà Giang, Sơn La”… như năm nay?
°Về lâu dài thì phải tách “2 trong 1”. Nhưng trước mắt nếu vẫn phải duy trì, nhất là vẫn thi trắc nghiệm thì không nên để chấm thi ở địa phương vì họ có áp lực để làm cao điểm thi. Nếu chấm tập trung toàn bộ thì phức tạp, vì thế có thể chấm theo cụm. Thi xong, chuyển bài thi về cụm, tức là để bài thi ra khỏi địa phương rồi Bộ GD-ĐT mới công bố đáp án, sẽ tránh hoàn toàn việc can thiệp như ở Hà Giang. Sau đó, các trường đại học tổ chức chấm, có thể chia thành 3 cụm để chấm ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Bộ GD-ĐT quản lý trực tiếp việc chấm thi.
° Xin cảm ơn ông!
Bộ GD-ĐT đã có đủ số liệu của tất cả các địa phương, nếu phân tích chi tiết, có thể phát hiện ra sự bất thường của khu vực khác và từ đó kiểm tra. Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa xóa được. Nhưng không đơn thuần là thành tích mà liên quan đến sử dụng kết quả để tuyển sinh đại học. Địa phương nào cũng mong muốn con em mình được vào học những trường có tiếng tăm và chịu trách nhiệm trong chấm thi, nên nếu tư duy nặng về thành tích và quyền lợi cục bộ địa phương thì khi đó dễ dẫn đến việc làm không đúng, khiến cho bức tranh điểm thi cả nước không còn chính xác nữa. Thực tế năm 2018 là ví dụ cụ thể.
Tôi cho rằng, kể cả không xảy ra việc ở Hà Giang, cũng đã đến lúc phải xem lại tính chất của cuộc thi và công sức mình bỏ ra để tổ chức thi, bảo mật… có đạt được mục tiêu chúng ta mong muốn hay không. Để tốt nghiệp THPT, ngoài điểm của kỳ thi THPT quốc gia còn cộng thêm 50% điểm học bạ. Tỷ lệ tốt nghiệp năm nay của cả nước là hơn 97% nên tốt nghiệp hay không phụ thuộc vào học bạ nhiều chứ không phải ít. Chỉ thí sinh có điểm liệt mới trượt nhưng tôi cho các em trượt là cố ý không muốn tốt nghiệp, vì thi trắc nghiệm thì “đánh bừa” xác suất cũng đã được 1/4 số điểm, đánh bừa để đạt trên 1 điểm là rất dễ. Nói thế để cho thấy mục tiêu của kỳ thi để xét tốt nghiệp hầu như không có ý nghĩa gì.
Bộ GD-ĐT dường như cũng đã nhìn ra điều đó nên đã không ghi loại trên bằng tốt nghiệp, vì dựa vào điểm thi cũng không biết loại nào, dựa vào học bạ thì không đáng tin. Cuối cùng, việc xét tốt nghiệp chỉ để phân biệt 97% và hơn 2% còn lại. Vì vậy, tôi cho rằng mục tiêu để xét tốt nghiệp đóng vai trò quá nhỏ trong kỳ thi, trong khi chúng ta phải bỏ ra quá nhiều công sức chỉ để loại một số rất nhỏ thí sinh bị điểm liệt - vốn là những em học không ổn nhưng thầy cô vẫn cố cho lên lớp 12 “và các em cũng chả cần tốt nghiệp”.
Còn về mục tiêu xét đại học, hiện đa phần các trường đang sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Một số trường khác như: Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia Hà Nội có thi riêng, có một phần tuyển thẳng từ nhóm 100 trường THPT hàng đầu, một phần xét học bạ. Nhiều trường tiến hành song song, cả xét học bạ và điểm thi của bộ. Vì Bộ GD-ĐT vẫn duy trì kỳ thi nên các trường vẫn dựa vào và bên cạnh đó vẫn chủ động đi theo hướng của mình. Việc các trường dựa vào kết quả kỳ thi để xét tuyển là có, nhưng vì có mới dựa nhưng vẫn không dựa hoàn toàn, trường nào cũng có cách khác để bổ sung nguồn tuyển.
Theo lộ trình tự chủ đại học, vai trò tự chủ của các trường trong tuyển sinh sẽ rất lớn. Thậm chí, ngay cả hiện nay những quy định của việc xét tuyển từ điểm thi THPT quốc gia cũng không còn có tính pháp lý. Đơn cử, Bộ GD-ĐT quy định thí sinh đỗ phải học nguyện vọng cao hơn nhưng không quy định chỉ được học trường đó mà không được học trường khác, nên thí sinh có thể từ chối học và xét vào các trường khác theo một cách khác. Các trường có thể nhận thí sinh các đợt tiếp theo, mà đợt tiếp theo bộ không can thiệp, do đó, trong bối cảnh này thì vai trò xét tuyển đại học của kỳ thi cũng đã mờ nhạt dần. Hiện nay, theo tôi thấy, nhiều trường đại học ngày càng nhận ra thí sinh phải có tố chất phù hợp với ngành mình đào tạo nên đã có thêm vòng sơ tuyển.
Như vậy, qua phân tích thì thấy, cả 2 hai mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển, kỳ thi hiện nay đều chỉ gánh một phần. Tốt nghiệp do học bạ là chính, nên dù đề khó thì tỷ lệ tốt nghiệp vẫn cao như năm 2018 này. Còn đại học thì phụ thuộc sự chủ động của các trường, các trường phải ý thức được việc tự chủ tuyển sinh, không thể trông vào mỗi kỳ thi.
° Rõ ràng bức tranh đã rất khác so với trước đây. Đến nay, kỳ thi “2 trong 1” cũng đã qua 4 năm tổ chức, xã hội có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó không ít ý kiến cho rằng kỳ thi không phù hợp, cần thay đổi, ý kiến ông thế nào?
°Sau 4 - 5 năm tổ chức thi “2 trong 1”, tôi cho rằng, đã đến lúc Bộ GD-ĐT phải có tổng kết, mà tổng kết thì phải lắng nghe ý kiến của xã hội, các chuyên gia. Nếu sơ kết mà thấy có quá nhiều vấn đề phức tạp thì tôi tin Bộ GD-ĐT có thể sẽ có thay đổi nhất định. Cần khẳng định xu thế để các trường tự chủ tuyển sinh là xu thế không thể đảo ngược.
° Ông đề xuất thay đổi ra sao?
° Chúng ta hy vọng sẽ có tổ chức khảo thí độc lập đứng ra tổ chức kỳ thi thay vì Bộ GD-ĐT đang “ôm” kỳ thi hiện nay. 1 năm có thể tổ chức 2 - 3 lần để từ đó các trường có dữ liệu tuyển sinh. Dĩ nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn nên nắm tổ chức ngân hàng đề thi được chuẩn hóa.
Tôi cho là khi bộ buông kỳ thi này ra, các trường vẫn có thể thể xoay xở được, sẽ không giống cách đây 10 năm là trường nào tổ chức thi trường đó sẽ khiến thí sinh vất vả, “rồi luyện thi này kia” vì bây giờ công nghệ khác, Internet rộng rãi, có thể tổ chức kỳ thi nhẹ nhàng hơn nhiều. Mặt khác, đại học rồi sẽ phải thay đổi theo hướng đầu vào chỉ là tương đối, quá trình đào tạo mới là quan trọng nhất, tức đầu ra đại học mới là yếu tố sống còn.
Ví dụ năm nay, Bộ GD-ĐT mạnh dạn bỏ điểm sàn đại học, chỉ còn nắm quyền định điểm sàn ngành sư phạm, theo tôi đó cũng là bước đổi mới đáng kể.
° Rõ ràng đó là một tương lai thi cử mà nhiều chuyên gia đã đề cập nhưng chắc chắn sẽ phải có lộ trình chứ không thể ngay lập tức triển khai ngay. Vậy giả sử năm 2019, nếu thi thì nên thi theo cách nào để không xảy ra những “Hà Giang, Sơn La”… như năm nay?
°Về lâu dài thì phải tách “2 trong 1”. Nhưng trước mắt nếu vẫn phải duy trì, nhất là vẫn thi trắc nghiệm thì không nên để chấm thi ở địa phương vì họ có áp lực để làm cao điểm thi. Nếu chấm tập trung toàn bộ thì phức tạp, vì thế có thể chấm theo cụm. Thi xong, chuyển bài thi về cụm, tức là để bài thi ra khỏi địa phương rồi Bộ GD-ĐT mới công bố đáp án, sẽ tránh hoàn toàn việc can thiệp như ở Hà Giang. Sau đó, các trường đại học tổ chức chấm, có thể chia thành 3 cụm để chấm ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Bộ GD-ĐT quản lý trực tiếp việc chấm thi.
° Xin cảm ơn ông!