Tuy nhiên, Cục Xuất nhập cảnh Thái Lan cho hay, không có dữ liệu về việc bà Yingluck xuất cảnh. Thủ tướng Prayut Chan-ocha đã chỉ đạo cảnh sát nhanh chóng xác minh thông tin về nơi bà Yingluck đang có mặt và lệnh tăng cường kiểm tra các chốt biên giới. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon nói rằng, cảnh sát sẽ thực hiện nhiệm vụ truy bắt theo lệnh của tòa án. Trước đó, Tòa án tối cao Thái Lan đã dời phiên tuyên án đối với cựu Thủ tướng Thái Lan sang ngày 27-9 tới, đồng thời phát lệnh bắt giữ bà Yingluck sau khi luật sư của bà Yingluck cho biết bà không thể tham dự phiên tuyên án do bị ốm và đề nghị hoãn phiên tòa diễn ra trong ngày 25-8. Dù vậy, tòa nghi ngờ lý do trên và đã quyết định phát lệnh bắt giữ bà Yingluck để đề phòng bà bỏ trốn.
Tháng 5-2014, bà Yingluck bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan cáo buộc vi phạm hiến pháp và lạm quyền. Sau đó, quân đội tuyên bố đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck và chính quyền quân sự lên nắm quyền do cựu Tư lệnh lục quân Prayut Chan-ocha làm Thủ tướng. Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan cáo buộc bà Yingluck sao nhãng nhiệm vụ điều hành chương trình trợ giá gạo gây thiệt hại lớn. Nếu bị phán quyết có tội, bà Yingluck sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù giam.
Tháng 5-2014, bà Yingluck bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan cáo buộc vi phạm hiến pháp và lạm quyền. Sau đó, quân đội tuyên bố đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck và chính quyền quân sự lên nắm quyền do cựu Tư lệnh lục quân Prayut Chan-ocha làm Thủ tướng. Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan cáo buộc bà Yingluck sao nhãng nhiệm vụ điều hành chương trình trợ giá gạo gây thiệt hại lớn. Nếu bị phán quyết có tội, bà Yingluck sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù giam.