Cứu sống kịp thời bé trai uống nhầm thuốc diệt cỏ đựng trong chai trà xanh

Sáng 8-1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố thông tin vừa cứu sống kịp thời bé trai tên H.H.P (15 tháng tuổi, ngụ tại Bến Lức, Long An) uống nhầm thuốc diệt cỏ đựng trong chai trà xanh.
Các bác sĩ đang chăm sóc tích cực cho bệnh nhi
Các bác sĩ đang chăm sóc tích cực cho bệnh nhi

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng miệng sủi bọt mép, ói liên tục ngay khi được người nhà phát hiện em đang cầm chai C2 đựng thuốc trừ sâu Dragon, uống không rõ liều lượng.

Ngay lập tức em được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Long An. Tại đây, xác định hoạt chất hóa chất diệt cỏ chứa trong chai C2 là một loại Phospho hữu cơ, em được tiêm thuốc giải độc, chuyển nhanh đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Kết quả xét nghiệm định lượng men acetyl cholinesterase trong máu ghi nhận giảm nặng còn 280 đơn vị/lít (bình thường từ 5.000-11.000 đơn vị/lít), yếu tố này củng cố chẩn đoán cháu P. bị ngộ độc thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ. Theo các bác sĩ, thuốc Phospho hữu cơ chuyên diệt rầy, muỗi, gián, kiến do gia đình tận dụng đựng thuốc diệt sâu rầy trong chai C2 nhưng quên không để ý.

Hiện sau 7 ngày hồi sức tích cực sức khoẻ cháu P. đã được cải thiện, dần ổn định.

Theo BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axít, chất diệt cỏ... Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do trẻ đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn.

"Phụ huynh cần thực hiện tốt một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc ở trẻ nhỏ như: Để thuốc và hoá chất ngoài tầm với của trẻ; đóng chặt nắp chai, hộp để trẻ không dễ dàng mở được; không để hoá chất, nước uống trong vỏ chai các loại nước uống; luôn có người giữ trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì tuổi này trẻ rất thích tìm hiểu thế giới xung quanh và “thử” bất cứ thứ gì trẻ sờ được.  Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn, không nên để thuốc, hoá chất gần thức ăn, thức uống; không cất giữ hóa chất nếu không cần đến; nhất là không nói dối với trẻ thuốc là kẹo, vì sau này trẻ nghĩ các loại thuốc là kẹo, có thể ăn và bị ngộ độc"- BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

Bệnh viện Quân y 175 phối hợp Tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) phẫu thuật thay khớp háng miễn phí cho 50 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh. 

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Vào đầu tháng 3, chị B.K.L. và anh H.T., hai bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, nhận được cuộc điện thoại bất ngờ từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông báo có thận hiến từ người cho chết não phù hợp. Cả hai ngay lập tức thu xếp công việc, đến bệnh viện để làm các xét nghiệm lâm sàng và may mắn nhận được kết quả tương thích.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.