Đồng bộ nhiều giải pháp
Tại khu vực quanh cảng Cát Lái, thời gian qua, các tuyến đường ra vào cảng như xa lộ Hà Nội, đường Mai Chí Thọ, đường Đồng Văn Cống, đường Nguyễn Thị Định, đường Vành đai 2, nút giao vòng xoay Mỹ Thủy… thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho thực trạng này, như tuyến đường Nguyễn Thị Định được thiết kế 2 làn ô tô và 1 làn xe 2 bánh theo mỗi chiều lưu thông nhưng đang phải gồng mình gánh lượng xe khổng lồ ngày đêm ra vào cảng. Mặc dù cảng Cát Lái nằm trên các đường nhánh nhưng tất cả đều phải lưu thông qua đường Nguyễn Thị Định trước khi vào cảng. Đo đếm tại thực địa cho kết quả, trung bình 1 ngày đêm có khoảng 17.000 xe ra vào cảng Cát Lái, tương đương 2.833PCU/giờ (xe con tiêu chuẩn/giờ - quy đổi tất cả các loại phương tiện sang xe con tiêu chuẩn), cá biệt có thời điểm lên đến 19.000 - 22.000 xe/ngày đêm, trong khi khả năng thông hành của đường Nguyễn Thị Định chỉ đáp ứng tối đa 2.700PCU/giờ. Tương tự, hiện nay hệ thống giao thông kết nối từ quận 7 sang đường Vành đai 2 để về cảng Cát Lái; từ xa lộ Hà Nội qua đường Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống cộng với phương tiện ra vào Khu công nghiệp Cát Lái hay qua bến phà Cát Lái hoặc từ các cảng bên quận 7 tới khu vực này đều tập trung qua vòng xoay Mỹ Thủy.
Thêm nữa, theo quy hoạch đến năm 2020, năng lực dự kiến thông qua cảng Cát Lái khoảng 36 triệu tấn hàng hóa/năm, nhưng trên thực tế chỉ trong năm 2016, sản lượng hàng hóa đã vượt quy hoạch khi đạt 53 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 7,16%. Trong nửa đầu năm 2017, sản lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái đạt 27,2 triệu tấn, tính ra tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2016.
Ngoài ra còn các lý do khác như một số tuyến đường đô thị cấm xe tải vào ban ngày nên lượng phương tiện có khuynh hướng tập trung giao nhận hàng hóa vào khung thời gian từ sau 22 giờ; trục đường Nguyễn Thị Định - Đồng Văn Cống là trục chính phương tiện giao thông, kể cả xe con lẫn xe máy để đi từ hướng huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai sang khu vực TPHCM (qua phà Cát Lái) và ngược lại; lượng phương tiện tấp nập từ hướng cầu Phú Mỹ qua nút giao Mỹ Thủy và ngược lại; một bộ phận lái xe thường xuyên dừng trên đường Nguyễn Thị Định, từ đó choáng mất một làn đường lưu thông, bất kể có biển báo cấm dừng đậu…
Toàn bộ những đặc thù nêu trên đã dẫn đến hệ quả là tình trạng thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông chung cho toàn khu vực quanh cảng Cát Lái.
Theo nhận định của giới chuyên môn, trong những tháng cuối năm 2017, dự kiến sản lượng hàng hóa thông qua cụm cảng Cát Lái và các năm tiếp theo sẽ tăng từ 8% - 10%/năm. Điều này dẫn đến lượng phương tiện đường bộ qua cảng và trong khu vực sẽ tiếp tục tăng lên, từ đó gây ra áp lực về quá tải giao thông. Để đối phó với chiều hướng này, Sở GTVT sẽ cùng với Tổng công ty Tân Cảng và các đơn vị chức năng phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến quản lý điều hành, phân luồng giao thông, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng. Một số điểm nhấn trong các giải pháp này có thể kể đến là việc triển khai cải tạo và tổ chức giao thông để xe trên 3,5 tấn lưu thông từ đường Vành đai 2 ra xa lộ Hà Nội qua Khu Công nghệ cao và ngược lại; các lực lượng chức năng như Thanh tra GTVT, Cảnh sát giao thông TP, Công an quận 2… đẩy mạnh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp dừng đỗ sai quy định trên các tuyến đường ra vào cảng; tăng cường xử lý tình trạng dồn tải và lưu thông quá tải trọng cho phép ở khu vực cảng, đặc biệt trên các đường Lê Phụng Hiểu, Vành đai 2…
Nghiên cứu giảm xe “quá cảnh”
Chuyển sang điểm nóng giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Tại khu vực này, kể từ đầu tháng 7-2017, một công trình hạ tầng giao thông cấp bách đã được hoàn tất thi công đưa vào sử dụng. Đó là cầu vượt hình chữ Y trên đường Trường Sơn. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn khai thác, thực tế ghi nhận có hiện tượng trái nghịch về giao thông ở đây khi hướng vào sân bay rất thuận lợi, thông thoáng nhưng ở hướng ngược lại, từ sân bay đi về phía vòng xoay Lăng Cha Cả, giao thông lại diễn biến phức tạp. Nguyên nhân được xác định do lượng xe thoát nhanh dưới cầu vượt đã làm quá tải vòng xoay Lăng Cha Cả, gây ách tắc tại khu vực này và lan rộng ra các tuyến đường xung quanh. Chỉ trong tháng 7 vừa qua, đã ghi nhận 2 vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở đây.
Vụ đầu tiên xảy ra ngày 20-7 và ùn tắc kéo dài khoảng 4 giờ. Sự cố bắt đầu khi 1 xe buýt chết máy ngay tại vòng xoay Lăng Cha Cả lúc 8 giờ 30. Sau đó lúc 9 giờ, một xe tải cũng chết máy trên đường Phan Đình Giót cạnh đó. 15 phút sau lại xảy ra vụ va chạm giữa xe taxi và ô tô trước cây xăng ở lối ra nhà ga quốc nội trên đường Trường Sơn. Những sự cố phát sinh gần như liên tiếp này đã dẫn đến vụ kẹt xe nghiêm trọng kéo dài nhiều giờ.
Vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng thứ hai xảy ra ngày 28-7 và kéo dài gần 3 giờ. Lúc 8 giờ 30, một xe cẩu dừng lại chiếm hẳn một làn đường để mé nhánh cây xanh trên nhánh rẽ trái từ đường Trần Quốc Hoàn vào đường Hoàng Văn Thụ, gây cản trở hướng xe đi từ sân bay về trung tâm thành phố trong giờ cao điểm sáng. Đến 9 giờ, điện bị cúp tại khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả khiến hệ thống đèn tín hiệu giao thông không hoạt động, để rồi bắt đầu xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông tại chỗ và lan ra các đường xung quanh. Đến 9 giờ 15 xảy ra vụ va chạm giữa xe tải và ô tô con tại giao lộ Trường Sơn - Huỳnh Lan Khanh khiến tình trạng ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong tháng 9-2017, tuy có xảy ra 2 vụ ùn ứ phương tiện vào ngày 7 và 16 nhưng nhờ sự can thiệp kịp thời của các lực lượng điều tiết giao thông nên sự việc đã không diễn biến xấu.
Phân tích toàn bộ sự cố, các chuyên gia rút ra nhận định rằng, nút giao vòng xoay Lăng Cha Cả...
Tại khu vực quanh cảng Cát Lái, thời gian qua, các tuyến đường ra vào cảng như xa lộ Hà Nội, đường Mai Chí Thọ, đường Đồng Văn Cống, đường Nguyễn Thị Định, đường Vành đai 2, nút giao vòng xoay Mỹ Thủy… thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho thực trạng này, như tuyến đường Nguyễn Thị Định được thiết kế 2 làn ô tô và 1 làn xe 2 bánh theo mỗi chiều lưu thông nhưng đang phải gồng mình gánh lượng xe khổng lồ ngày đêm ra vào cảng. Mặc dù cảng Cát Lái nằm trên các đường nhánh nhưng tất cả đều phải lưu thông qua đường Nguyễn Thị Định trước khi vào cảng. Đo đếm tại thực địa cho kết quả, trung bình 1 ngày đêm có khoảng 17.000 xe ra vào cảng Cát Lái, tương đương 2.833PCU/giờ (xe con tiêu chuẩn/giờ - quy đổi tất cả các loại phương tiện sang xe con tiêu chuẩn), cá biệt có thời điểm lên đến 19.000 - 22.000 xe/ngày đêm, trong khi khả năng thông hành của đường Nguyễn Thị Định chỉ đáp ứng tối đa 2.700PCU/giờ. Tương tự, hiện nay hệ thống giao thông kết nối từ quận 7 sang đường Vành đai 2 để về cảng Cát Lái; từ xa lộ Hà Nội qua đường Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống cộng với phương tiện ra vào Khu công nghiệp Cát Lái hay qua bến phà Cát Lái hoặc từ các cảng bên quận 7 tới khu vực này đều tập trung qua vòng xoay Mỹ Thủy.
Thêm nữa, theo quy hoạch đến năm 2020, năng lực dự kiến thông qua cảng Cát Lái khoảng 36 triệu tấn hàng hóa/năm, nhưng trên thực tế chỉ trong năm 2016, sản lượng hàng hóa đã vượt quy hoạch khi đạt 53 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 7,16%. Trong nửa đầu năm 2017, sản lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái đạt 27,2 triệu tấn, tính ra tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2016.
Ngoài ra còn các lý do khác như một số tuyến đường đô thị cấm xe tải vào ban ngày nên lượng phương tiện có khuynh hướng tập trung giao nhận hàng hóa vào khung thời gian từ sau 22 giờ; trục đường Nguyễn Thị Định - Đồng Văn Cống là trục chính phương tiện giao thông, kể cả xe con lẫn xe máy để đi từ hướng huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai sang khu vực TPHCM (qua phà Cát Lái) và ngược lại; lượng phương tiện tấp nập từ hướng cầu Phú Mỹ qua nút giao Mỹ Thủy và ngược lại; một bộ phận lái xe thường xuyên dừng trên đường Nguyễn Thị Định, từ đó choáng mất một làn đường lưu thông, bất kể có biển báo cấm dừng đậu…
Toàn bộ những đặc thù nêu trên đã dẫn đến hệ quả là tình trạng thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông chung cho toàn khu vực quanh cảng Cát Lái.
Theo nhận định của giới chuyên môn, trong những tháng cuối năm 2017, dự kiến sản lượng hàng hóa thông qua cụm cảng Cát Lái và các năm tiếp theo sẽ tăng từ 8% - 10%/năm. Điều này dẫn đến lượng phương tiện đường bộ qua cảng và trong khu vực sẽ tiếp tục tăng lên, từ đó gây ra áp lực về quá tải giao thông. Để đối phó với chiều hướng này, Sở GTVT sẽ cùng với Tổng công ty Tân Cảng và các đơn vị chức năng phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến quản lý điều hành, phân luồng giao thông, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng. Một số điểm nhấn trong các giải pháp này có thể kể đến là việc triển khai cải tạo và tổ chức giao thông để xe trên 3,5 tấn lưu thông từ đường Vành đai 2 ra xa lộ Hà Nội qua Khu Công nghệ cao và ngược lại; các lực lượng chức năng như Thanh tra GTVT, Cảnh sát giao thông TP, Công an quận 2… đẩy mạnh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp dừng đỗ sai quy định trên các tuyến đường ra vào cảng; tăng cường xử lý tình trạng dồn tải và lưu thông quá tải trọng cho phép ở khu vực cảng, đặc biệt trên các đường Lê Phụng Hiểu, Vành đai 2…
Nghiên cứu giảm xe “quá cảnh”
Chuyển sang điểm nóng giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Tại khu vực này, kể từ đầu tháng 7-2017, một công trình hạ tầng giao thông cấp bách đã được hoàn tất thi công đưa vào sử dụng. Đó là cầu vượt hình chữ Y trên đường Trường Sơn. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn khai thác, thực tế ghi nhận có hiện tượng trái nghịch về giao thông ở đây khi hướng vào sân bay rất thuận lợi, thông thoáng nhưng ở hướng ngược lại, từ sân bay đi về phía vòng xoay Lăng Cha Cả, giao thông lại diễn biến phức tạp. Nguyên nhân được xác định do lượng xe thoát nhanh dưới cầu vượt đã làm quá tải vòng xoay Lăng Cha Cả, gây ách tắc tại khu vực này và lan rộng ra các tuyến đường xung quanh. Chỉ trong tháng 7 vừa qua, đã ghi nhận 2 vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở đây.
Vụ đầu tiên xảy ra ngày 20-7 và ùn tắc kéo dài khoảng 4 giờ. Sự cố bắt đầu khi 1 xe buýt chết máy ngay tại vòng xoay Lăng Cha Cả lúc 8 giờ 30. Sau đó lúc 9 giờ, một xe tải cũng chết máy trên đường Phan Đình Giót cạnh đó. 15 phút sau lại xảy ra vụ va chạm giữa xe taxi và ô tô trước cây xăng ở lối ra nhà ga quốc nội trên đường Trường Sơn. Những sự cố phát sinh gần như liên tiếp này đã dẫn đến vụ kẹt xe nghiêm trọng kéo dài nhiều giờ.
Vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng thứ hai xảy ra ngày 28-7 và kéo dài gần 3 giờ. Lúc 8 giờ 30, một xe cẩu dừng lại chiếm hẳn một làn đường để mé nhánh cây xanh trên nhánh rẽ trái từ đường Trần Quốc Hoàn vào đường Hoàng Văn Thụ, gây cản trở hướng xe đi từ sân bay về trung tâm thành phố trong giờ cao điểm sáng. Đến 9 giờ, điện bị cúp tại khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả khiến hệ thống đèn tín hiệu giao thông không hoạt động, để rồi bắt đầu xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông tại chỗ và lan ra các đường xung quanh. Đến 9 giờ 15 xảy ra vụ va chạm giữa xe tải và ô tô con tại giao lộ Trường Sơn - Huỳnh Lan Khanh khiến tình trạng ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong tháng 9-2017, tuy có xảy ra 2 vụ ùn ứ phương tiện vào ngày 7 và 16 nhưng nhờ sự can thiệp kịp thời của các lực lượng điều tiết giao thông nên sự việc đã không diễn biến xấu.
Phân tích toàn bộ sự cố, các chuyên gia rút ra nhận định rằng, nút giao vòng xoay Lăng Cha Cả...