Cuộc thi Ký văn học Chân dung Người đương thời: Chuyện những người tìm ra “hào kiệt”

Bất chấp cơn mưa lớn bất chợt đổ xuống vào chiều 14-9, lễ trao giải cuộc thi “Ký văn học Chân dung Người đương thời” vẫn diễn ra thật ấm cúng khi hầu hết các tác giả đoạt giải đều có mặt và cùng chia sẻ với nhau những câu chuyện về quá trình tìm ra và viết về những nhân vật người đương thời.
Cuộc thi Ký văn học Chân dung Người đương thời: Chuyện những người tìm ra “hào kiệt”

Bất chấp cơn mưa lớn bất chợt đổxuống vào chiều 14-9, lễ trao giải cuộc thi “Ký văn học Chân dung Người đươngthời” vẫn diễn ra thật ấm cúng khi hầu hết các tác giả đoạt giải đều có mặt vàcùng chia sẻ với nhau những câu chuyện về quá trình tìm ra và viết về những nhânvật người đương thời.

  • Rung động và ấpủ

Đại tá Lê Bá Ước là một con người nổi tiếng,là trung đoàn trưởng Trung đoàn 10 Rừng Sác anh hùng. Những câu chuyện, nhữngchiến công của ông cùng những người lính Đoàn 10 đã trở thành huyền thoại, lànguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh, sân khấu… Thế nhưngchính sự nổi tiếng của người anh hùng đã tạo nên một áp lực cho tác giả Tô Hoàngkhi ông dự kiến làm phim về Lê Bá Ước. Có nhiều người đã nói “còn gì để viết, đểquay phim nữa” khi nghe tin Tô Hoàng đi tìm Lê Bá Ước.

Thế nhưng, tác giả Tô Hoàng lại tìm ra cái mànhững người khác không thấy và bài ký văn học đoạt giải nhất có nhan đề 4câu chuyện lạ trong một gia đình lính đã ra đời. Trong buổi lễ trao giải,nhà văn Tô Hoàng tâm sự: “Tôi cũng biết chuyện chiến chinh thì đúng là nhiềungười đã làm nhưng còn chuyện gia đình thì lại chưa. Mà người anh hùng thì cũngnhư nhiều người khác, gia đình luôn là chỗ dựa, là điểm tựa để con người bìnhthường làm nên điều phi thường”.

4 câu chuyện trong gia đình người anh hùng như4 lát cắt, dù mỏng manh, nhưng góp phần khắc họa lên sự hy sinh của cả một giađình trong công cuộc đấu tranh đem lại thống nhất đất nước.

Nếu Tô Hoàng khéo nhìn ra điểm mà ít ai thấythì tác giả Hàm Châu lại tạo ấn tượng ở cái nhìn lạ và sâu về một con người. Bàiký Non nhà vạn dặm xa đoạt giải nhì của ông về nhà khoa học NguyễnTrọng Hiền có nhiều chi tiết đắt giá, như sự quay quắt nhớ quê hương ở nơi nhiệtđộ -73 đến -100°C đã khiến nhà khoa học tự tay may lá cờ Tổ quốc để cắm tại cộtmốc Nam cực. Rồi 3 tháng âm u ở Nam cực để viết nên bản báo cáo về bức xạ phôngVũ trụ mang về Việt Nam ngay lúc đất nước vẫn đang bị cấm vận.

Để có được những thông tin đó, người viếtkhông chỉ đơn thuần đặt vài câu hỏi, tìm vài trang tư liệu mà cần cả một quãngthời gian dài tìm hiểu, trao đổi với nhân vật. Với tác giả Hàm Châu, quãng thờigian đó là từ năm 1993, khi lần đầu gặp nhân vật cho đến tận ngày hôm nay.

Cũng ấp ủ lâu không kém là tác phẩm của nhàbáo Phạm Thục. Quen biết bác sĩ Phan Kim Phương từ năm 1991, gần 20 năm biếtnhau, cũng ngần đó năm chứng kiến bác sĩ Phương mổ cho hàng ngàn em bé để chođến hôm nay, đặt bút viết bài ký văn học Mổ với tâm thế người mẹ cứucon, tác giả đã chuyển tải đầy ấn tượng tình yêu của một bác sĩ với nhữngbệnh nhân nhỏ tuổi của mình. Đọc bài ký sẽ không thểthấy cái lạnh lùng trách nhiệm của người bác sĩ mà tràn ngập trong từng trangviết là một tình yêu của một người mẹ như đang dốc hết sức cứu con của mình.

Chi hội trưởng Hội Nhàvăn VN tại TPHCM Trần Văn Tuấn (bìa trái), Phó Tổng biên tập Hoàng Văn Kháng(bìa phải) trao thưởng và hoa cho các tác giả đoạt giải 3. Ảnh:A.D.

Chi hội trưởng Hội Nhàvăn VN tại TPHCM Trần Văn Tuấn (bìa trái), Phó Tổng biên tập Hoàng Văn Kháng(bìa phải) trao thưởng và hoa cho các tác giả đoạt giải 3. Ảnh:A.D.

Nếu các tác giả trên đi sâu vào nhân vật bằng sự ấp ủ qua thờigian thì với tác giả Trầm Hương, nhân vật mà chị miêu tả qua bài ký Hoa bưởihôm qua và hôm nay lại bắt nguồn từ sự rung động bất ngờ. Trên đường đi tìmliệt sĩ Nguyễn Thị Bé Sáu, chị tình cờ nhận được sự trợ giúp nồng nhiệt củangười thương binh Đoàn Văn Khanh. Câu chuyện người thương binh trở về từ chiếntrường với thân thể bị thương, nhưng lại nung nấu và thành công trong việc đemlại mùi hương bưởi thôn dã đầy tinh tế cho cuộc sống, đã khiến nhà văn xúc độngmạnh. Từ sự xúc động đó, chị đã bỏ công sức, thời gian để tìm hiểu và tác phẩmký ra đời mang trong mình cả sự thán phục, kính nể và rung động của tác giả vớinhân vật.

  • Sức mạnh của văn học và sựthật

Khi cuộc thi vừa xuất hiện dưới dạng ý tưởng, đã có nhiều ýkiến cho rằng loại tác phẩm “người tốt việc tốt” sẽ khó thu hút người đọc hômnay. Thế nhưng trên thực tế, cuộc thi đã nhận được sự phản hồi rất tích cực từbạn đọc với những lá thư chia sẻ, những cuộc điện thoại hỏi thăm về nhân vật vàtrên hết là những tác phẩm nồng nhiệt gửi về dự thi. Để có được thành công đóchính là nhờ sự kết hợp giữa tính chân thật và chất văn học như nhà thơ Trần ThếTuyển, TBT Báo SGGP, Trưởng ban Giám khảo, đã nhận xét: “Viết về người thật việcthật dễ sa vào khô khan, nhưng nhờ kết hợp với thể loại ký văn học, các tấmgương được miêu tả vừa gần gũi lại đầy sống động, hấp dẫn bạn đọc, có sức lantỏa cao. Đó là sự thành công lớn nhất mà cuộc thi đem lại”.

Thế nhưng,để có sự kết hợp giữa yếu tố sự thật cùng văn chương cũng không hề đơn giản. Tácgiả Hà Đình Cẩn cho biết: “Có nhiều người viết về những gì hư cấu thì rất haynhưng khi viết chính những người xung quanh mình lại không thành công”. Còn tácgiả Hàm Châu lại chia sẻ kinh nghiệm: “Ký báo chí đi vào sự kiện, vấn đề còn kývăn học lại đi sâu vào con người với những yếu tố tâm lý phức tạp, từ đó chândung con người được thể hiện ra rõ ràng và cụ thể”.

Khép lại cuộc thi,thay mặt Ban tổ chức, nhà thơ Trần Thế Tuyển đã cám ơn những tác giả tham dự vàghi nhận những ý kiến đóng góp để những cuộc thi sau này hoàn thiện hơn, đónggóp cho cuộc sống nhiều tác phẩm tốt hơn. Và theo dự kiến, một số tác phẩm thamdự cuộc thi Ký văn học Chân dung Người đương thời sẽ được tuyển chọn để xuất bảnthành sách trong thời gian tới.

TƯỜNG VY

Tin cùng chuyên mục