Sân khấu khổng lồ
Với người dân nước ta, chương trình nghệ thuật và khái niệm “sân khấu thực cảnh” còn khá mới mẻ, lạ lẫm nhưng ở các nước trên thế giới, từ lâu đã rất phát triển, trở thành một kênh hữu hiệu phát triển ngành du lịch. Điểm độc đáo của loại hình này chính là sử dụng hình ảnh, bối cảnh thực tế, tạo cho người xem cảm giác như được sống trong chính những câu chuyện được kể trên sân khấu. Bên cạnh một phần sân khấu chính là thiên nhiên, cảnh vật cũng có những bối cảnh phải sử dụng đến kỹ thuật dàn dựng sân khấu hiện đại như bàn nâng, cần cẩu... mang đến hiệu ứng bất ngờ cho người xem. Âm thanh, ánh sáng góp phần không nhỏ để tạo nên một sân khấu đem đến nhiều cảm xúc.
Được coi là chương trình nghệ thuật thực cảnh đầu tiên, vở diễn Thuở ấy xứ Đoài của đạo diễn Việt Tú tại Khu du lịch Sài Sơn, Hà Nội, ra mắt vào đầu năm 2017 đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Sâu khấu mặt nước rộng 4.300m², nổi bật với phía xa xa là núi Thầy hùng vĩ. Yếu tố gây cảm xúc mạnh cho người xem chính là sự xuất hiện bất ngờ của thủy đình, ước nặng tới 10 tấn, ngay khu vực trung tâm sân khấu. Đạo diễn Việt Tú chia sẻ: “Tôi đã tưởng mình không có cơ hội thực hiện ý tưởng về thủy đình. Nó quá khó, quá tốn kém nhưng nhà đầu tư đã quyết bằng mọi giá phải có thủy đình từ dưới 10m nước hiện lên vì tin tưởng vào sự thu hút của nó với khán giả. Thủy đình bằng thép, vừa chịu được sức ép của nước sâu, vừa nhuốm màu thời gian, đã được một chuyên gia phục cổ thực hiện. Nó cổ kính từng đường nét hoa văn…”. Cùng đó là hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại khiến sân khấu thực cảnh này ngốn khoản tiền đầu tư ước tính lên tới cả triệu đô.
“Sinh sau đẻ muộn” hơn một chút, nhưng chương trình thực cảnh Ký ức Hội An, tại Quảng Nam lại vượt mặt đàn anh khi sở hữu không gian biểu diễn lên tới 25.000m², với sự tham gia của gần 500 diễn viên và có khả năng phục vụ 3.300 khán giả. Trên sân khấu khổng lồ bên sông Hoài là hình bóng của dãy phố cổ đặc trưng Hội An với những mái ngói cong lúp xúp, chùa Cầu, khung cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền… Ông Đào Quang Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý biểu diễn Việt Quốc, tiết lộ chương trình biểu diễn được đầu tư khoảng 10 triệu USD.
Vạn sự khởi đầu nan
Cả hai sân khấu thực cảnh không chỉ mở đầu cho một xu hướng biểu diễn mới mẻ, mà còn khai thác đối tượng khán giả mới đầy tiềm năng chính là khách du lịch trong nước và quốc tế. Được đầu tư số tiền khổng lồ, song cả hai chương trình nghệ thuật thực cảnh ở Hà Nội và Quảng Nam trong thời gian đầu ra mắt đều không thuận buồm xuôi gió như mong muốn.
Vở diễn Thuở ấy xứ Đoài chỉ diễn trong một thời gian ngắn, sau đó trên sân khấu triệu đô ấy xuất hiện chương trình Tinh hoa Bắc bộ (đạo diễn Hoàng Nhật Nam). Sân khấu thực cảnh đậm chất Bắc bộ này chưa kịp tỏa sáng đã nổi lên hàng loạt kiện tụng liên quan tới bản quyền, tới nay vẫn chưa có hồi kết.
Khác với chương trình thực cảnh phía Bắc, Ký ức Hội An cầu kỳ hơn khi mời đạo diễn Hồng Công là ông Mai Soái Nguyên, người được coi là cha đẻ của nghệ thuật thực cảnh, dàn dựng. Tiếc thay, màn ra mắt cũng không thuận lợi khi rất nhiều sạn đã được nhặt ra, khiến bữa tiệc thực cảnh trên sông Hoài bị “phá sản”. Sau nhiều tháng tiếp thu, sửa chữa với mong muốn mang lại một đêm diễn ấn tượng, bắt kịp xu hướng mới của thế giới, tạo ra nhiều trải nghiệm du lịch văn hóa cho du khách khi đến với xứ Quảng, phiên bản 2.0 của Ký ức Hội An đã ra mắt.
Ấn tượng mạnh với show diễn, GS-TS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: “Một sân khấu hoành tráng như thế này tạo cho người ta cảm xúc Hội An không hề bé nhỏ. Nó có một tầm vóc mà ta có thể nhìn thấy. Sân khấu thực cảnh gần như đã làm sống lại thời sôi động nhất của Hội An”. Dưới con mắt của người làm nghệ thuật, nhạc sĩ Quốc Trung sau khi xem Ký ức Hội An phiên bản 2.0 đã thốt lên: “Phải rất đam mê và khá điên rồ mới làm một chương trình như vậy. Trong 1 giờ trình diễn không thể đặt chất lượng quá lớn, song đây là hình mẫu cần được hỗ trợ, bảo vệ và động viên”.
Cũng giống như Tinh hoa Bắc bộ, Ký ức Hội An dù được đầu tư lớn về âm thanh, ánh sáng tới sân khấu, diễn viên, song đây là loại hình nghệ thuật mới nên có những đêm diễn, khán giả chỉ bằng một phần nhỏ diễn viên trên sân khấu. Vạn sự khởi đầu nan, mở ra một hướng đi mới chắc hẳn không bao giờ dễ dàng, song người làm nghệ thuật cũng như du lịch đều mong muốn show diễn thực cảnh hoàn thiện sẽ đem đến sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, góp phần thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Với người dân nước ta, chương trình nghệ thuật và khái niệm “sân khấu thực cảnh” còn khá mới mẻ, lạ lẫm nhưng ở các nước trên thế giới, từ lâu đã rất phát triển, trở thành một kênh hữu hiệu phát triển ngành du lịch. Điểm độc đáo của loại hình này chính là sử dụng hình ảnh, bối cảnh thực tế, tạo cho người xem cảm giác như được sống trong chính những câu chuyện được kể trên sân khấu. Bên cạnh một phần sân khấu chính là thiên nhiên, cảnh vật cũng có những bối cảnh phải sử dụng đến kỹ thuật dàn dựng sân khấu hiện đại như bàn nâng, cần cẩu... mang đến hiệu ứng bất ngờ cho người xem. Âm thanh, ánh sáng góp phần không nhỏ để tạo nên một sân khấu đem đến nhiều cảm xúc.
Được coi là chương trình nghệ thuật thực cảnh đầu tiên, vở diễn Thuở ấy xứ Đoài của đạo diễn Việt Tú tại Khu du lịch Sài Sơn, Hà Nội, ra mắt vào đầu năm 2017 đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Sâu khấu mặt nước rộng 4.300m², nổi bật với phía xa xa là núi Thầy hùng vĩ. Yếu tố gây cảm xúc mạnh cho người xem chính là sự xuất hiện bất ngờ của thủy đình, ước nặng tới 10 tấn, ngay khu vực trung tâm sân khấu. Đạo diễn Việt Tú chia sẻ: “Tôi đã tưởng mình không có cơ hội thực hiện ý tưởng về thủy đình. Nó quá khó, quá tốn kém nhưng nhà đầu tư đã quyết bằng mọi giá phải có thủy đình từ dưới 10m nước hiện lên vì tin tưởng vào sự thu hút của nó với khán giả. Thủy đình bằng thép, vừa chịu được sức ép của nước sâu, vừa nhuốm màu thời gian, đã được một chuyên gia phục cổ thực hiện. Nó cổ kính từng đường nét hoa văn…”. Cùng đó là hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại khiến sân khấu thực cảnh này ngốn khoản tiền đầu tư ước tính lên tới cả triệu đô.
“Sinh sau đẻ muộn” hơn một chút, nhưng chương trình thực cảnh Ký ức Hội An, tại Quảng Nam lại vượt mặt đàn anh khi sở hữu không gian biểu diễn lên tới 25.000m², với sự tham gia của gần 500 diễn viên và có khả năng phục vụ 3.300 khán giả. Trên sân khấu khổng lồ bên sông Hoài là hình bóng của dãy phố cổ đặc trưng Hội An với những mái ngói cong lúp xúp, chùa Cầu, khung cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền… Ông Đào Quang Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý biểu diễn Việt Quốc, tiết lộ chương trình biểu diễn được đầu tư khoảng 10 triệu USD.
Vạn sự khởi đầu nan
Cả hai sân khấu thực cảnh không chỉ mở đầu cho một xu hướng biểu diễn mới mẻ, mà còn khai thác đối tượng khán giả mới đầy tiềm năng chính là khách du lịch trong nước và quốc tế. Được đầu tư số tiền khổng lồ, song cả hai chương trình nghệ thuật thực cảnh ở Hà Nội và Quảng Nam trong thời gian đầu ra mắt đều không thuận buồm xuôi gió như mong muốn.
Vở diễn Thuở ấy xứ Đoài chỉ diễn trong một thời gian ngắn, sau đó trên sân khấu triệu đô ấy xuất hiện chương trình Tinh hoa Bắc bộ (đạo diễn Hoàng Nhật Nam). Sân khấu thực cảnh đậm chất Bắc bộ này chưa kịp tỏa sáng đã nổi lên hàng loạt kiện tụng liên quan tới bản quyền, tới nay vẫn chưa có hồi kết.
Khác với chương trình thực cảnh phía Bắc, Ký ức Hội An cầu kỳ hơn khi mời đạo diễn Hồng Công là ông Mai Soái Nguyên, người được coi là cha đẻ của nghệ thuật thực cảnh, dàn dựng. Tiếc thay, màn ra mắt cũng không thuận lợi khi rất nhiều sạn đã được nhặt ra, khiến bữa tiệc thực cảnh trên sông Hoài bị “phá sản”. Sau nhiều tháng tiếp thu, sửa chữa với mong muốn mang lại một đêm diễn ấn tượng, bắt kịp xu hướng mới của thế giới, tạo ra nhiều trải nghiệm du lịch văn hóa cho du khách khi đến với xứ Quảng, phiên bản 2.0 của Ký ức Hội An đã ra mắt.
Ấn tượng mạnh với show diễn, GS-TS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: “Một sân khấu hoành tráng như thế này tạo cho người ta cảm xúc Hội An không hề bé nhỏ. Nó có một tầm vóc mà ta có thể nhìn thấy. Sân khấu thực cảnh gần như đã làm sống lại thời sôi động nhất của Hội An”. Dưới con mắt của người làm nghệ thuật, nhạc sĩ Quốc Trung sau khi xem Ký ức Hội An phiên bản 2.0 đã thốt lên: “Phải rất đam mê và khá điên rồ mới làm một chương trình như vậy. Trong 1 giờ trình diễn không thể đặt chất lượng quá lớn, song đây là hình mẫu cần được hỗ trợ, bảo vệ và động viên”.
Cũng giống như Tinh hoa Bắc bộ, Ký ức Hội An dù được đầu tư lớn về âm thanh, ánh sáng tới sân khấu, diễn viên, song đây là loại hình nghệ thuật mới nên có những đêm diễn, khán giả chỉ bằng một phần nhỏ diễn viên trên sân khấu. Vạn sự khởi đầu nan, mở ra một hướng đi mới chắc hẳn không bao giờ dễ dàng, song người làm nghệ thuật cũng như du lịch đều mong muốn show diễn thực cảnh hoàn thiện sẽ đem đến sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, góp phần thu hút du khách trong nước và quốc tế.