Vây sà lan cát
Đêm tối là “hậu thuẫn đắc lực” nhất của đối tượng nạo hút cát. Ban đêm, giữa sông hay biển, ghe, sà lan cát chỉ cần tắt đèn, tắt định vị thì dù phương tiện lực lượng chức năng cách đó chưa đầy 100m cũng không thể phát hiện mục tiêu.
Sau một tuần nắm tình hình trên sông Tắc Cua (tỉnh Đồng Nai), Đồn Biên phòng Cần Thạnh (thuộc Bộ đội Biên phòng TPHCM) nắm rõ phương thức hoạt động của những đối tượng khai thác cát trái phép ở đây. Trinh sát phát hiện có những đoạn đối tượng căng lưới dưới lòng sông, chạy ca nô vào là chân vịt vướng lưới. Lại có đoạn, nhóm vi phạm bố trí 3 - 4 chốt gác, giả trang thành dân đi đánh bắt cá, mắc võng nằm canh. Sau khi nắm chắc nguyên lý hoạt động của nhóm vi phạm, đơn vị đi 2 vỏ lãi để vây bắt ban đêm, có ca nô theo sau hỗ trợ. Các anh lên phương án di chuyển kín đáo, né chốt canh. Nhằm lúc các đối tượng thấy tình hình êm, hạ lưới giăng là ghe đơn vị chờ sẵn, tăng tốc vượt qua. Khi phương tiện chức năng tiếp cận, ghe hút cát bắt đầu chạy loạn với tốc độ cao, vội vàng xả cát xuống sông hòng phi tang. Tuy nhiên, lực lượng chức năng vẫn kiên quyết áp sát, không để lọt ghe vi phạm.
Thiếu tá Nguyễn Huy Mỹ, Chính trị viên phó của Đồn Biên phòng Cần Thạnh, chia sẻ ở đường thủy, những trường hợp diễn biến ngoài tình huống dự trù thường khó ứng phó hơn đường bộ, đơn cử là vấn đề thời tiết. Sóng to gió lớn khiến ghe chức năng khó tiếp cận để xử lý sà lan, tàu thuyền vi phạm. Chưa kể, rất nhiều trường hợp sau khi khống chế, đơn vị phân công người ở lại canh gác, quản lý thì phương tiện hư hỏng đột xuất, bị sóng gió đẩy ra xa. Nhận tin báo, trong bờ cấp tốc huy động lực lượng ra ứng cứu. Từ năm 2016 đến nay, riêng Đồn Biên phòng Cần Thạnh đã xử lý 58 vụ sai phạm (cát, thủy sản, khoáng sản, kinh doanh hàng hóa nhập lậu…); riêng khai thác cát trái phép có 13 vụ, 28 phương tiện.
Thường đối tượng khai thác cát trái phép hoạt động trên sông mạnh hơn trên biển. Nhiều chủ ghe, sà lan, tàu thuyền lợi dụng giấy phép khảo sát, thăm dò hay nạo vét luồng để hút cát. Theo nguyên tắc, họ phải nạo hết luồng để lòng sông, kênh, rạch thông thoáng. Tuy nhiên, họ chỉ nạo những chỗ nào có cát, hoặc nạo hết nhưng chỉ lấy cát, để lại bùn. Hay doanh nghiệp xin phép nạo vét ở một đoạn sông với số lượng phương tiện nhất định. Sau đó “bán thầu”. Ban ngày, doanh nghiệp làm đúng quy định. Đến ban đêm, hàng chục tàu thi nhau vào khu vực đó hút cát. Thường phương tiện hút cát trên sông là ghe nhỏ, có giá trị không lớn. Vì vậy, khi lực lượng chức năng vây bắt, chủ ghe sẵn sàng đánh chìm ghe hoặc nghe thông báo nhưng cố tính tháo chạy, xả cát, tắt định vị.
Trinh sát trên sông
Để mỗi lần ra quân là mỗi lần thu về kết quả, bên cạnh các phương án vây bắt nhanh, chi tiết thì trinh sát là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình đấu tranh trên sông, biển của lực lượng biên phòng.
Thượng úy Đặng Văn Thành, Đội trưởng Đội Phòng chống ma túy và tội phạm Đồn Biên phòng Cần Thạnh, cho hay một trong những công việc cần triển khai đầu tiên khi nhận tin báo từ người dân hay nhiệm vụ cấp trên giao xuống là trinh sát. Các anh phải nắm trong lòng bàn tay đường ngang ngõ tắt, địa điểm tọa độ, đặc thù từng khu vực, từ đó mới có thể ứng phó tình huống. Khu vực biển, sông giáp ranh thường không có sóng điện thoại, cũng không thể sử dụng bộ đàm nên các bộ phận phải hiệp đồng chặt chẽ. Trinh sát ban đêm, các anh thường phải trèo lên cây dó sóng, khéo léo che giấu ánh sáng điện thoại. “Mỗi lần đi, đơn vị cử hai người len lỏi, luồn lách trong rạch nhỏ, men theo bìa rừng phòng hộ. Từ đêm đến trước khi trời sáng tỏ, trinh sát biên phòng mặc áo thun, quần đùi, vừa đi vừa cầm cây xua rắn, đuổi muỗi”, thượng úy Đặng Văn Thành kể. Thiếu tá Nguyễn Huy Mỹ nói thêm: “Đi gác ở phương tiện vi phạm hay đi trinh sát thì chỉ có mì tôm và... mì tôm thôi. Nằm trên ghe phải trùm kín mít vì muỗi kín ghe. Cắm chốt mật phục một chỗ khổ hơn di chuyển vì ban đêm, sóng đánh mạnh lắm”.
Theo thượng tá Lê Doãn Tấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Long Hòa (Bộ đội Biên phòng TPHCM), để đấu tranh với tội phạm trên sông, biển, các đơn vị biên phòng phối hợp với nhiều cơ quan chức năng, địa phương trong quá trình tuần tra, trinh sát, xử lý vi phạm. Ở TPHCM, vi phạm trên đường thủy chủ yếu là khai thác cát trái phép. Các đối tượng thường lợi dụng mùa gió chướng, đêm tối để đưa thiết bị phương tiện vào khu vực nạo vét. Tuy nhiên, dù các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn, như vừa đi chậm vừa khai thác, thả trôi neo…, nhưng ít có hành vi qua mắt được cơ quan chức năng
Đêm tối là “hậu thuẫn đắc lực” nhất của đối tượng nạo hút cát. Ban đêm, giữa sông hay biển, ghe, sà lan cát chỉ cần tắt đèn, tắt định vị thì dù phương tiện lực lượng chức năng cách đó chưa đầy 100m cũng không thể phát hiện mục tiêu.
Sau một tuần nắm tình hình trên sông Tắc Cua (tỉnh Đồng Nai), Đồn Biên phòng Cần Thạnh (thuộc Bộ đội Biên phòng TPHCM) nắm rõ phương thức hoạt động của những đối tượng khai thác cát trái phép ở đây. Trinh sát phát hiện có những đoạn đối tượng căng lưới dưới lòng sông, chạy ca nô vào là chân vịt vướng lưới. Lại có đoạn, nhóm vi phạm bố trí 3 - 4 chốt gác, giả trang thành dân đi đánh bắt cá, mắc võng nằm canh. Sau khi nắm chắc nguyên lý hoạt động của nhóm vi phạm, đơn vị đi 2 vỏ lãi để vây bắt ban đêm, có ca nô theo sau hỗ trợ. Các anh lên phương án di chuyển kín đáo, né chốt canh. Nhằm lúc các đối tượng thấy tình hình êm, hạ lưới giăng là ghe đơn vị chờ sẵn, tăng tốc vượt qua. Khi phương tiện chức năng tiếp cận, ghe hút cát bắt đầu chạy loạn với tốc độ cao, vội vàng xả cát xuống sông hòng phi tang. Tuy nhiên, lực lượng chức năng vẫn kiên quyết áp sát, không để lọt ghe vi phạm.
Thiếu tá Nguyễn Huy Mỹ, Chính trị viên phó của Đồn Biên phòng Cần Thạnh, chia sẻ ở đường thủy, những trường hợp diễn biến ngoài tình huống dự trù thường khó ứng phó hơn đường bộ, đơn cử là vấn đề thời tiết. Sóng to gió lớn khiến ghe chức năng khó tiếp cận để xử lý sà lan, tàu thuyền vi phạm. Chưa kể, rất nhiều trường hợp sau khi khống chế, đơn vị phân công người ở lại canh gác, quản lý thì phương tiện hư hỏng đột xuất, bị sóng gió đẩy ra xa. Nhận tin báo, trong bờ cấp tốc huy động lực lượng ra ứng cứu. Từ năm 2016 đến nay, riêng Đồn Biên phòng Cần Thạnh đã xử lý 58 vụ sai phạm (cát, thủy sản, khoáng sản, kinh doanh hàng hóa nhập lậu…); riêng khai thác cát trái phép có 13 vụ, 28 phương tiện.
Thường đối tượng khai thác cát trái phép hoạt động trên sông mạnh hơn trên biển. Nhiều chủ ghe, sà lan, tàu thuyền lợi dụng giấy phép khảo sát, thăm dò hay nạo vét luồng để hút cát. Theo nguyên tắc, họ phải nạo hết luồng để lòng sông, kênh, rạch thông thoáng. Tuy nhiên, họ chỉ nạo những chỗ nào có cát, hoặc nạo hết nhưng chỉ lấy cát, để lại bùn. Hay doanh nghiệp xin phép nạo vét ở một đoạn sông với số lượng phương tiện nhất định. Sau đó “bán thầu”. Ban ngày, doanh nghiệp làm đúng quy định. Đến ban đêm, hàng chục tàu thi nhau vào khu vực đó hút cát. Thường phương tiện hút cát trên sông là ghe nhỏ, có giá trị không lớn. Vì vậy, khi lực lượng chức năng vây bắt, chủ ghe sẵn sàng đánh chìm ghe hoặc nghe thông báo nhưng cố tính tháo chạy, xả cát, tắt định vị.
Trinh sát trên sông
Để mỗi lần ra quân là mỗi lần thu về kết quả, bên cạnh các phương án vây bắt nhanh, chi tiết thì trinh sát là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình đấu tranh trên sông, biển của lực lượng biên phòng.
Thượng úy Đặng Văn Thành, Đội trưởng Đội Phòng chống ma túy và tội phạm Đồn Biên phòng Cần Thạnh, cho hay một trong những công việc cần triển khai đầu tiên khi nhận tin báo từ người dân hay nhiệm vụ cấp trên giao xuống là trinh sát. Các anh phải nắm trong lòng bàn tay đường ngang ngõ tắt, địa điểm tọa độ, đặc thù từng khu vực, từ đó mới có thể ứng phó tình huống. Khu vực biển, sông giáp ranh thường không có sóng điện thoại, cũng không thể sử dụng bộ đàm nên các bộ phận phải hiệp đồng chặt chẽ. Trinh sát ban đêm, các anh thường phải trèo lên cây dó sóng, khéo léo che giấu ánh sáng điện thoại. “Mỗi lần đi, đơn vị cử hai người len lỏi, luồn lách trong rạch nhỏ, men theo bìa rừng phòng hộ. Từ đêm đến trước khi trời sáng tỏ, trinh sát biên phòng mặc áo thun, quần đùi, vừa đi vừa cầm cây xua rắn, đuổi muỗi”, thượng úy Đặng Văn Thành kể. Thiếu tá Nguyễn Huy Mỹ nói thêm: “Đi gác ở phương tiện vi phạm hay đi trinh sát thì chỉ có mì tôm và... mì tôm thôi. Nằm trên ghe phải trùm kín mít vì muỗi kín ghe. Cắm chốt mật phục một chỗ khổ hơn di chuyển vì ban đêm, sóng đánh mạnh lắm”.
Theo thượng tá Lê Doãn Tấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Long Hòa (Bộ đội Biên phòng TPHCM), để đấu tranh với tội phạm trên sông, biển, các đơn vị biên phòng phối hợp với nhiều cơ quan chức năng, địa phương trong quá trình tuần tra, trinh sát, xử lý vi phạm. Ở TPHCM, vi phạm trên đường thủy chủ yếu là khai thác cát trái phép. Các đối tượng thường lợi dụng mùa gió chướng, đêm tối để đưa thiết bị phương tiện vào khu vực nạo vét. Tuy nhiên, dù các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn, như vừa đi chậm vừa khai thác, thả trôi neo…, nhưng ít có hành vi qua mắt được cơ quan chức năng