Vụ “kiện ngược” của Uber
Trước hết, phải khẳng định rằng, Uber có quyền kiện quyết định hành chính của cơ quan thuế. Đó là quyền được pháp luật cho phép. Ngay cả khi DN không có cơ sở để kiện, thì cũng có quyền dùng quyền khiếu kiện để kéo dài thời gian thi hành án, kéo dài thời gian bị cưỡng chế thu nợ. Rõ ràng, Uber đã “được” tòa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc cơ quan thuế dừng việc cưỡng chế (cưỡng chế yêu cầu ngân hàng chuyển khoản tiền mà Uber thu được vào Kho bạc Nhà nước đến khi đủ số tiền 66 tỷ đồng phải nộp), dù nhiều ngày sau đó bên bị kiện (là cơ quan thuế) vẫn chưa được tòa thông báo nội dung bị kiện! Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Thuế TPHCM cho biết, việc dừng cưỡng chế này không có gì đáng lo, vì nếu khi tòa xử tuyên Uber phải nộp khoản truy thu này thì ngoài khoản tiền phải nộp, Uber còn bị tính lãi suất chậm nộp 0,03%/ngày, tính đến thời gian thi hành án.
Vì sao trong lúc các DN taxi truyền thống cho rằng mình nộp thuế cao gấp mấy chục lần so với Uber, Grab mà Uber còn “kiện ngược” cơ quan thuế? Theo báo cáo của cơ quan thuế, doanh thu của Uber từ năm 2014 đến giữa năm 2017 là hơn 2.700 tỷ đồng, nhưng chỉ tự kê khai và nộp thuế khoảng 77 tỷ đồng. Sau khi thanh tra, Cục Thuế TPHCM đã ra quyết định tăng thu hơn 66 tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng có Công văn 11828 ngày 24-8-2016 hướng dẫn Công ty Uber phải nộp thuế nhà thầu. Thế nhưng, Uber cho rằng mình chỉ phải nộp từ khi có Công văn 11828, tức kể từ 24-8-2016 chứ không phải kể từ ngày hoạt động - năm 2014. Uber đã kiến nghị việc này lên Bộ Tài chính nhưng bộ trả lời vẫn áp dụng toàn bộ thuế nhà thầu của Uber tại Việt Nam. Thế là Uber sử dụng quyền của mình là kiện ra tòa.
Uber là đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải
Các DN taxi truyền thống cho rằng, sở dĩ có sự chênh lệch thuế giữa Uber, Grab với taxi truyền thống là do 2 đơn vị này được xác định là DN công nghệ nên được ưu đãi thuế. Thế nhưng, lãnh đạo TP khẳng định, ngay từ khi Uber hoạt động tại TPHCM (năm 2014), UBND TP đã xác định rõ Uber là đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải (chứ không phải DN công nghệ) nên yêu cầu phải kê khai đăng ký thuế, nếu không sẽ bị cấm kinh doanh tại TPHCM. Và Cục Thuế TPHCM vẫn khẳng định, Công ty Uber B.V Hà Lan là đơn vị kinh doanh vận tải, tức B.V Hà Lan đã tiếp nhận khách hàng, tự xác định mức giá, tự điều tài xế và tự thu 100% số tiền khách thanh toán (nếu thanh toán qua ngân hàng), sau đó thanh toán lại cho tài xế. Sau đó B.V Hà Lan đã thành lập Công ty TNHH Uber Việt Nam, nhưng công ty này không có chức năng quyết định giá cước, cũng như không có chức năng thu tiền, mà chỉ là thay mặt B.V Hà Lan tiếp nhận hồ sơ, hợp tác ký kết hợp đồng với tài xế, các hợp tác xã. Do vậy, trách nhiệm nộp thuế là của Uber B.V Hà Lan, chứ không phải Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Không nói đến hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hà Lan, thì việc xác định thuế đối với Uber cũng gây bức xúc với DN taxi truyền thống trong nước. Bởi, chỉ tính riêng số thuế giá trị gia tăng mà DN taxi truyền thống trong nước phải nộp trên doanh thu cũng đã cao hơn tổng 2 sắc thuế mà Uber phải nộp, và khi có lợi nhuận thì taxi truyền thống còn phải nộp tiếp 20% thuế thu nhập DN trên lợi nhuận nữa. Trong khi đó, Uber phải nộp thuế nhà thầu chỉ 5% (2% thuế thu nhập DN và 3% thuế giá trị gia tăng) trên doanh thu thực lãnh!
Theo lý giải của cơ quan thuế, việc áp thuế nhà thầu ấn định trên doanh thu (giống như thuế khoán) là vì Uber không xác định doanh thu, chi phí để áp dụng phương pháp khấu trừ. Theo quy định pháp luật, nhà thầu nước ngoài không đáp ứng điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì áp dụng phương pháp áp thuế trực tiếp theo tỷ lệ trên doanh thu (gọi là phương pháp tính thuế trực tiếp) nếu không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.
Thế nhưng, vấn đề tính thuế đối với Uber, Grab gây bức xúc đối với các thành viên hiệp hội vận tải là vì chỉ áp thuế 5% trên doanh thu mà Uber được hưởng, tức chỉ 20% doanh thu. 80% doanh thu còn lại được chuyển cho tài xế, thành viên hợp tác xã liên kết với Uber và những cá nhân này được miễn thuế nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, còn trên 100 triệu đồng/năm thì chỉ phải nộp 4,5% (3% thuế giá trị gia tăng và 1,5% thuế thu nhập cá nhân). Trong khi, thực tế Uber điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, thu toàn bộ cước rồi chuyển phần doanh thu đó cho tài xế. Mà lẽ ra, theo quy định của Luật DN, bất kỳ DN nào khi kinh doanh phải có trách nhiệm tính và tạm thu thuế khi chi trả, như vậy mới công bằng và góp phần làm giảm thất thu thuế của Nhà nước.
Trước hết, phải khẳng định rằng, Uber có quyền kiện quyết định hành chính của cơ quan thuế. Đó là quyền được pháp luật cho phép. Ngay cả khi DN không có cơ sở để kiện, thì cũng có quyền dùng quyền khiếu kiện để kéo dài thời gian thi hành án, kéo dài thời gian bị cưỡng chế thu nợ. Rõ ràng, Uber đã “được” tòa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc cơ quan thuế dừng việc cưỡng chế (cưỡng chế yêu cầu ngân hàng chuyển khoản tiền mà Uber thu được vào Kho bạc Nhà nước đến khi đủ số tiền 66 tỷ đồng phải nộp), dù nhiều ngày sau đó bên bị kiện (là cơ quan thuế) vẫn chưa được tòa thông báo nội dung bị kiện! Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Thuế TPHCM cho biết, việc dừng cưỡng chế này không có gì đáng lo, vì nếu khi tòa xử tuyên Uber phải nộp khoản truy thu này thì ngoài khoản tiền phải nộp, Uber còn bị tính lãi suất chậm nộp 0,03%/ngày, tính đến thời gian thi hành án.
Vì sao trong lúc các DN taxi truyền thống cho rằng mình nộp thuế cao gấp mấy chục lần so với Uber, Grab mà Uber còn “kiện ngược” cơ quan thuế? Theo báo cáo của cơ quan thuế, doanh thu của Uber từ năm 2014 đến giữa năm 2017 là hơn 2.700 tỷ đồng, nhưng chỉ tự kê khai và nộp thuế khoảng 77 tỷ đồng. Sau khi thanh tra, Cục Thuế TPHCM đã ra quyết định tăng thu hơn 66 tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng có Công văn 11828 ngày 24-8-2016 hướng dẫn Công ty Uber phải nộp thuế nhà thầu. Thế nhưng, Uber cho rằng mình chỉ phải nộp từ khi có Công văn 11828, tức kể từ 24-8-2016 chứ không phải kể từ ngày hoạt động - năm 2014. Uber đã kiến nghị việc này lên Bộ Tài chính nhưng bộ trả lời vẫn áp dụng toàn bộ thuế nhà thầu của Uber tại Việt Nam. Thế là Uber sử dụng quyền của mình là kiện ra tòa.
Uber là đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải
Các DN taxi truyền thống cho rằng, sở dĩ có sự chênh lệch thuế giữa Uber, Grab với taxi truyền thống là do 2 đơn vị này được xác định là DN công nghệ nên được ưu đãi thuế. Thế nhưng, lãnh đạo TP khẳng định, ngay từ khi Uber hoạt động tại TPHCM (năm 2014), UBND TP đã xác định rõ Uber là đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải (chứ không phải DN công nghệ) nên yêu cầu phải kê khai đăng ký thuế, nếu không sẽ bị cấm kinh doanh tại TPHCM. Và Cục Thuế TPHCM vẫn khẳng định, Công ty Uber B.V Hà Lan là đơn vị kinh doanh vận tải, tức B.V Hà Lan đã tiếp nhận khách hàng, tự xác định mức giá, tự điều tài xế và tự thu 100% số tiền khách thanh toán (nếu thanh toán qua ngân hàng), sau đó thanh toán lại cho tài xế. Sau đó B.V Hà Lan đã thành lập Công ty TNHH Uber Việt Nam, nhưng công ty này không có chức năng quyết định giá cước, cũng như không có chức năng thu tiền, mà chỉ là thay mặt B.V Hà Lan tiếp nhận hồ sơ, hợp tác ký kết hợp đồng với tài xế, các hợp tác xã. Do vậy, trách nhiệm nộp thuế là của Uber B.V Hà Lan, chứ không phải Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Không nói đến hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hà Lan, thì việc xác định thuế đối với Uber cũng gây bức xúc với DN taxi truyền thống trong nước. Bởi, chỉ tính riêng số thuế giá trị gia tăng mà DN taxi truyền thống trong nước phải nộp trên doanh thu cũng đã cao hơn tổng 2 sắc thuế mà Uber phải nộp, và khi có lợi nhuận thì taxi truyền thống còn phải nộp tiếp 20% thuế thu nhập DN trên lợi nhuận nữa. Trong khi đó, Uber phải nộp thuế nhà thầu chỉ 5% (2% thuế thu nhập DN và 3% thuế giá trị gia tăng) trên doanh thu thực lãnh!
Theo lý giải của cơ quan thuế, việc áp thuế nhà thầu ấn định trên doanh thu (giống như thuế khoán) là vì Uber không xác định doanh thu, chi phí để áp dụng phương pháp khấu trừ. Theo quy định pháp luật, nhà thầu nước ngoài không đáp ứng điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì áp dụng phương pháp áp thuế trực tiếp theo tỷ lệ trên doanh thu (gọi là phương pháp tính thuế trực tiếp) nếu không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.
Thế nhưng, vấn đề tính thuế đối với Uber, Grab gây bức xúc đối với các thành viên hiệp hội vận tải là vì chỉ áp thuế 5% trên doanh thu mà Uber được hưởng, tức chỉ 20% doanh thu. 80% doanh thu còn lại được chuyển cho tài xế, thành viên hợp tác xã liên kết với Uber và những cá nhân này được miễn thuế nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, còn trên 100 triệu đồng/năm thì chỉ phải nộp 4,5% (3% thuế giá trị gia tăng và 1,5% thuế thu nhập cá nhân). Trong khi, thực tế Uber điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, thu toàn bộ cước rồi chuyển phần doanh thu đó cho tài xế. Mà lẽ ra, theo quy định của Luật DN, bất kỳ DN nào khi kinh doanh phải có trách nhiệm tính và tạm thu thuế khi chi trả, như vậy mới công bằng và góp phần làm giảm thất thu thuế của Nhà nước.
Nhìn lại thực tế, phải thừa nhận là từ khi Uber, Grab kinh doanh tại Việt Nam đã tăng tính cạnh tranh, khiến các DN trong nước phải giảm giá cước vận tải. Nếu suốt một thời gian dài các công ty taxi truyền thống tính giá cước vận tải 2 chiều cho hành khách đi 1 chiều, thì bây giờ đã giảm giá đáng kể.
Tuy nhiên, dù đã giảm thì đến nay giá đó vẫn còn cao hơn nhiều so với cước Uber, Grab. Chúng tôi thử thực hiện một chuyến đi từ Bệnh viện Chợ Rẫy đến Đại học Sư phạm TPHCM, giá cước taxi truyền thống gần 50.000 đồng, trong khi cước của Uber, Grab chỉ 25.000 đồng, đó là chưa kể khách hàng còn được khuyến mãi giảm giá chuyến đi. Đó là lý do đông đảo người tiêu dùng ủng hộ Grab, Uber, vì họ đã chia sẻ lợi nhuận của họ cho khách hàng. Việc áp thuế nhà thầu ấn định trên doanh thu đối với Uber, Grab không sai, bởi nếu áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ thì với việc giảm giá cước như thế, có thể Uber, Grab sẽ không phải nộp thuế vì không có lợi nhuận.