Trong đó, hội thảo bàn tròn về chủ đề khoa học và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được các nhà khoa học thảo luận sôi nổi.
Những thuận lợi và bất lợi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là đối với thị trường lao động là điều có thể nhìn thấy rất rõ ràng. Một trong những thay đổi xã hội có thể xảy ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó là thay đổi thị trường lao động; làm nổi cộm vấn đề đạo đức.
Ông Mary Teuw Niane, Bộ Giáo dục cấp cao và nghiên cứu, Cộng hoà Sénégal dẫn chứng, một kho điện tử có thể thay thế việc làm của hơn 2.000 người. Khi những con robot xử lý được việc này thì điều đó là không còn xa nữa. Hay như vận tải sẽ cũng cần ít lao động hơn. Dường như xã hội vẫn chưa hình dung rõ những tác động của khoa học công nghệ đối với thị trường lao động trong thời đại 4.0: sẽ có nhiều công việc bị loại bỏ, nhiều người lao động không được sử dụng. Các lao động thiếu kỹ năng sẽ khó khăn trong việc làm. Thay vào đó lao động có trình độ về công nghệ, tự động hóa... sẽ có nhiều cơ hội hơn. Thực tế, việc đào tạo lại lao động không thể đáp ứng kịp thời sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.
Ý kiến của các nhà khoa học đều cho rằng, công nghệ đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, việc đào tạo sinh viên đang dần dịch chuyển ra khỏi quỹ đạo này nếu các trường không nhanh chóng thay đổi trong đào tạo. Phải đào tạo kỹ năng nhiều hơn cho sinh viên, khả năng làm việc nhóm, khả năng sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại cũng như kiến thức liên ngành… Nếu không thích ứng như vậy, sinh viên sẽ khó xin được việc làm.