Cụ thể hóa thẩm quyền của Thủ tướng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong từng cấp độ phòng thủ dân sự

Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ghi nhận một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự để đảm bảo tính khả thi.

Chiều 24-5, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Giải trình về căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự, UBTVQH cho rằng, việc quy định tiêu chí để xác định cấp độ phòng thủ dân sự cần tính đến yếu tố khách quan, chủ quan; điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương. Việc lượng hóa, mô tả cụ thể từng cấp độ phải căn cứ từng loại sự cố, thảm họa như thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, ô nhiễm. Cơ quan chuyên môn cần căn cứ vào các đạo luật chuyên ngành để áp dụng biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả phù hợp.

UBTVQH cho rằng, việc quy định tiêu chí để xác định cấp độ phòng thủ dân sự cần tính đến yếu tố khách quan, chủ quan; điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương
UBTVQH cho rằng, việc quy định tiêu chí để xác định cấp độ phòng thủ dân sự cần tính đến yếu tố khách quan, chủ quan; điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương

Đáng lưu ý, tiếp thu ý kiến đề nghị rà soát các biện pháp trong cấp độ phòng thủ dân sự để bảo đảm khả thi, tránh chồng chéo, UBTVQH nhận định, việc quy định cụ thể biện pháp cần áp dụng trong từng cấp độ là cần thiết, bảo đảm tính bao quát đối với các dạng sự cố, thảm họa quy định tại luật chuyên ngành.

Tiêu chí để xác định cấp độ phòng thủ dân sự cần tính đến điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương

Tiêu chí để xác định cấp độ phòng thủ dân sự cần tính đến điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương

Trên cơ sở đó, UBTVQH đề nghị chỉnh lý theo hướng áp dụng biện pháp tăng dần theo từng cấp độ và quy định cụ thể thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Thủ tướng trong từng cấp độ.

Về đề nghị quy định rõ hơn cơ chế giám sát; biện pháp quản lý, sử dụng nguồn thu do tổ chức, cá nhân vận động được, phòng ngừa tiêu cực, UBTVQH nêu rõ, trách nhiệm giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được quy định tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2021, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, hiện nay đang được thực hiện ổn định và hiệu quả. Dự thảo Luật giao Chính phủ quy định chi tiết việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ bảo đảm việc phân bổ công bằng, kịp thời, đúng đối tượng là đủ chặt chẽ.

Tin cùng chuyên mục