Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương; họ Nguyễn Tiên Điền; đại diện Quỹ Bảo tồn Di sản văn hóa Nguyễn Du, Văn phòng Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh và người dân, du khách.
Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức truyền thống, trang nghiêm. Tại buổi lễ, các đại biểu và người dân, du khách đã làm lễ dâng hương, dâng hoa tại nhà thờ và tại phần mộ Đại thi hào Nguyễn Du.
Các đại biểu dâng hương tưởng niệm tại phần mộ Đại thi hào Nguyễn Du |
Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Thân sinh là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (quê xã Tiên Điền, nay là thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân) từng làm quan đến chức Tham Tụng dưới triều Lê và bà Trần Thị Tần, quê ở Kinh Bắc (Bắc Ninh).
Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du làm quan đến chức tri huyện, 2 lần được vua phái đi sứ Trung Quốc. Ngày 10-8 Âm lịch năm 1820, Nguyễn Du lâm bệnh và mất ở Huế. Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều di sản văn chương đồ sộ và giá trị, trong đó nổi bật là kiệt tác Truyện Kiều.
Các đại biểu dâng hương tưởng niệm tại phần mộ Đại thi hào Nguyễn Du |
Tại buổi lễ, trong không khí trang nghiêm, các đại biểu và người dân, du khách đã bày tỏ lòng thành kính, tri ân những công lao và đóng góp to lớn của Đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn học Việt Nam và sự phát triển văn hóa của nhân loại... Đồng thời, bày tỏ quyết tâm của hậu thế gìn giữ, phát huy các di sản quý báu của Đại thi hào Nguyễn Du để lại, từ đó tiếp tục lan tỏa những giá trị Việt, tâm hồn Việt cho hôm nay và muôn đời sau.
Các đại biểu dâng hương tại nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du |
Dịp này, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã diễn ra chương trình biểu diễn các tiết mục trò Kiều phục vụ các đại biểu, người dân và du khách thập phương.
Đây là những hoạt động nhằm góp phần quảng bá, tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ về các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.
Xem các tiết mục biểu diễn trò Kiều |