Chậm nhất là 6 tháng sau khi ký kết, Hiệp định CPTPP sẽ được trình để Quốc hội xem xét, phê chuẩn và đưa vào thực thi. Như vậy, nếu mọi việc suôn sẻ, cuối năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã có thể hưởng lợi (hoặc đối diện với những khó khăn nhất định) từ các quy định của hiệp định này. Và dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dĩ nhiên cũng không ngoại lệ.
Nhìn vào những dự án FDI đã được cấp chứng nhận đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2018 có thể thấy nhiều nước thành viên CPTPP góp mặt với dự án quy mô lớn. Đó là Singapore với dự án Nhà máy Điện gió Hanbaram, tổng vốn đầu tư 150 triệu USD, dự án Nhà máy Dệt và May trang phục Ramatex Nam Định, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD; Nhật Bản với Dự án Nhà máy Ykk Hà Nam, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD. Trong số 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 353,5 triệu USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 243,6 triệu USD; Nhật Bản 139 triệu USD… Thực ra, từ trước đến nay, một số nền kinh tế thành viên CPTPP, đặc biệt là Nhật Bản, Singapore và Malaysia đã và đang là những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam.
Lũy kế đến tháng 2-2018, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam trên 49,5 tỷ USD; Singapore là 42,8 tỷ USD; Malaysia là 12,26 tỷ USD. Danh sách các nhà đầu tư “tỷ đô” khác còn có Canada với trên 5 tỷ USD và Australia với hơn 1,8 tỷ USD. Những cơ hội tại Việt Nam hiện tại khá hấp dẫn các nhà đầu tư này, dù có hay không có CPTPP hay khoản tiền đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm lực tài chính của nền kinh tế (như trường hợp của Canada hay Australia). Tuy thế, vẫn còn nhiều thành viên khác trong CPTPP vẫn chưa thực sự chú trọng đầu tư vào Việt Nam. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) chưa ghi nhận khoản đầu tư nào từ Peru. Chile, Mexico, New Zealand cũng không đáng kể, chỉ vài chục đến vài trăm triệu USD. CPTPP, vì vậy, rất có thể là một động lực mới. Hiệp định sẽ mở ra thêm những thị trường xuất khẩu như Canada, Mexico, Peru… vốn còn xa lạ với hàng hóa Việt Nam.
Khả năng kết nối với các thị trường trong CPTPP mở rộng thì không chỉ các nền kinh tế thành viên khối này mà những nhà đầu tư khác “nhắm” đến các thị trường này cũng sẽ cân nhắc phát triển sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để được hưởng những ưu đãi nội khối... Bên cạnh đó, việc Mỹ đã ngỏ ý có thể quay lại tham gia hiệp định cũng thắp lên những kỳ vọng mới.
Nhìn vào những dự án FDI đã được cấp chứng nhận đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2018 có thể thấy nhiều nước thành viên CPTPP góp mặt với dự án quy mô lớn. Đó là Singapore với dự án Nhà máy Điện gió Hanbaram, tổng vốn đầu tư 150 triệu USD, dự án Nhà máy Dệt và May trang phục Ramatex Nam Định, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD; Nhật Bản với Dự án Nhà máy Ykk Hà Nam, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD. Trong số 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 353,5 triệu USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 243,6 triệu USD; Nhật Bản 139 triệu USD… Thực ra, từ trước đến nay, một số nền kinh tế thành viên CPTPP, đặc biệt là Nhật Bản, Singapore và Malaysia đã và đang là những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam.
Lũy kế đến tháng 2-2018, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam trên 49,5 tỷ USD; Singapore là 42,8 tỷ USD; Malaysia là 12,26 tỷ USD. Danh sách các nhà đầu tư “tỷ đô” khác còn có Canada với trên 5 tỷ USD và Australia với hơn 1,8 tỷ USD. Những cơ hội tại Việt Nam hiện tại khá hấp dẫn các nhà đầu tư này, dù có hay không có CPTPP hay khoản tiền đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm lực tài chính của nền kinh tế (như trường hợp của Canada hay Australia). Tuy thế, vẫn còn nhiều thành viên khác trong CPTPP vẫn chưa thực sự chú trọng đầu tư vào Việt Nam. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) chưa ghi nhận khoản đầu tư nào từ Peru. Chile, Mexico, New Zealand cũng không đáng kể, chỉ vài chục đến vài trăm triệu USD. CPTPP, vì vậy, rất có thể là một động lực mới. Hiệp định sẽ mở ra thêm những thị trường xuất khẩu như Canada, Mexico, Peru… vốn còn xa lạ với hàng hóa Việt Nam.
Khả năng kết nối với các thị trường trong CPTPP mở rộng thì không chỉ các nền kinh tế thành viên khối này mà những nhà đầu tư khác “nhắm” đến các thị trường này cũng sẽ cân nhắc phát triển sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để được hưởng những ưu đãi nội khối... Bên cạnh đó, việc Mỹ đã ngỏ ý có thể quay lại tham gia hiệp định cũng thắp lên những kỳ vọng mới.