Công ty VWS: Vì sao thành nơi tham quan, học tập ưa thích của nhiều học sinh?

Những bài học thực tế đầy thú vị khi tìm hiểu quy trình xử lý rác, tái chế rác thải… là những chia sẻ từ các học sinh, sinh viên khi đến với bãi rác Đa Phước nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam – VWS (huyện Bình Chánh, TPHCM). Đó cũng chính là lý do nhiều trường quốc tế và trong nước liên tiếp đưa những “chủ nhân tương lai” của đất nước đến đây tham quan, học hỏi.

Các bé được giới thiệu về quy mô của Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thông qua sa bàn
Các bé được giới thiệu về quy mô của Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thông qua sa bàn

Nhiều thú vị

Ngày 23-5, hơn 20 học sinh lớp 1C Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) đã đến tham quan, học tập thực tế tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc Công ty VWS. Chỉ trong vòng 2 tháng, 4 và 5-2024, trường quốc tế VFIS đã đưa gần 60 em học sinh đến tham quan bãi rác Đa Phước trong chương trình ngoại khóa, nhằm bổ sung kiến thức từ thực tế để môn học thêm phong phú và thực tiễn.

Hình 3.jpg
Các bé xếp hàng trật tự vào tham quan thực tế khu xử lý rác

Thay mặt Ban Tổng giám đốc Công ty VWS vui mừng chào đón các em học sinh, ông Dương Văn Cường, Giám đốc hành chính, đã giới thiệu về quy mô công ty. Theo đó, Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước là một trong những khu xử lý rác lớn nhất ở TPHCM, tiếp nhận và xử lý rác cho hơn 10 triệu dân của TPHCM. Đây là khu xử lý rác theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo công nghệ Mỹ... Không chỉ tiếp nhận rác, Công ty VWS còn ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc tái chế rác thành làm phân compost, phát điện…

Sau đó, các em học sinh đi tham quan nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy sản xuất phân compost, nhà máy phát điện được thu khí từ bãi chôn lấp… Khi tham quan, nhiều học sinh bày tỏ sự ngạc nhiên và thích thú khi lần đầu tiên nhìn thấy nước rỉ rác từ màu đen chuyển sang không màu, trắng như nước lọc. Nước sau khi đã qua xử lý sẽ được dùng vào tưới cây, rửa xe, rửa đường… Bên cạnh đó, các em còn được tham quan công viên cây xanh, vườn cây ăn trái và vườn thú như hươu, nai, công… tạo cho các em cảm giác thoải mái, thích thú, gần gũi với thiên nhiên.

Ông Dương Văn Cường, Giám đốc hành chính Công ty VWS.jpg
Ông Dương Văn Cường, Giám đốc hành chính giới thiệu về quy mô công ty và sơ lược cơ chế tái chế rác thải để tạo thành nhiều nguồn năng lượng hữu ích cho môi trường

Bày tỏ thích thú được tìm hiểu nhiều công đoạn, quy trình xử lý rác tại Công ty VWS, bé Hoàng Gia Minh, học sinh lớp 1C cho biết, đây là lần đầu tiên được đến thăm một trong những bãi rác lớn nhất của TPHCM, hiểu thêm rằng, không phải rác đã thải là chỉ bỏ đi, mà còn có thể tái chế để tạo thành nhiều nguồn năng lượng hữu ích như phát điện.

“Qua buổi tham quan, con biết được cách xử lý rác thải và ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường”, bé Minh nói.

Hình 2.jpg
Chăm chú lắng nghe các chú kỹ thuật viên nhà máy giới thiệu về quy trình xử lý nước rỉ rác

Cô Ngô Thị Ninh Hiền, chủ nhiệm lớp 1C trường Quốc tế VFIS cho biết, việc cho các em tham quan, học tập từ thực tiễn cuộc sống liên quan đến môi trường rất quan trọng. Các em học sinh là những “công dân tương lai” của đất nước. Do đó, ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường cũng là trách nhiệm đòi hỏi các em phải thực hiện tốt để duy trì môi trường sống xung quanh của mình.

Tại trường có nhiều bài học liên quan đến tái chế, xử lý rác, công nghệ xử lý rác hiện nay… Các em cũng được học về sự ảnh hưởng đến môi trường, cách xử lý ngày xưa và hiện nay đã được cải tiến ra sao để thân thiện với môi trường hơn. “Rất may mắn khi trường Quốc tế VFIS được Công ty VWS tạo điều kiện cho các em học sinh có cơ hội học tập thực tế, trải nghiệm tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước. Tại đây, những công nghệ mới đã được ứng dụng giúp các em nâng cao kiến thức từ sách vở đến thực tiễn” , cô Hiền cho biết.

Tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

Ông Dương Văn Cường, Giám đốc hành chính Công ty VWS cho biết, Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước là một trong những nơi xử lý rác hiện đại nhất trong nước tính đến thời điểm hiện tại. Công ty VWS do ông David Dương - Việt kiều Mỹ luôn hướng về quê hương làm chủ đầu tư. Thành lập từ năm 2005 với tổng số vốn hơn 200 triệu USD tính đến thời điểm hiện tại, ký hợp đồng xử lý rác với TPHCM trong 50 năm. Ngay từ đầu, tiêu chí của Công ty VWS là xử lý rác hiện đại; bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe của người dân xung quanh. Hiện, trung bình công ty tiếp nhận khoảng 6.000 – 6.500 tấn rác/ngày của TPHCM, xử lý theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh của Mỹ.

Hình 4.jpg
Thông qua buổi học ngoại khoá sẽ giúp những công dân tương lai của đất nước ý thức hơn về bảo vệ môi trường

Một phần quan trọng trong việc xử lý rác là tái chế rác. Công ty VWS có nhà máy xử lý nước 3.000m3/ngày đêm. Nước rỉ rác sau khi qua xử lý được dùng để tưới tiêu, rửa đường, rửa xe vận chuyển rác. Bên cạnh đó, công ty còn thu hồi khí metan để phát điện. Hiện, công ty đã phát điện và sử dụng trong toàn bộ doanh nghiệp.

Toàn Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước hiện có 5 đơn vị cùng vận hành xử lý. Đó là xử lý về bùn thải, phân hầm cầu, nghĩa trang, rác công nghiệp và bãi rác Đa Phước. Tuy nhiên, theo ông Cường, trước đây Đa Phước chưa có bùn thải nên không phát sinh mùi hôi, nhưng sau khi bùn thải được đưa về đây mới có chuyện phát sinh mùi.

“Tuy nhiên, khi “nghe” có mùi thì người dân đều quy kết cho bãi rác Đa Phước, chứ thực chất chúng tôi đã ứng dụng công nghệ chôn lấp hiện đại, hợp vệ sinh như phủ bạt giúp không phát sinh mùi, không làm môi trường sống cho côn trùng… Chúng tôi đã sử dụng nhiều chế phẩm khử mùi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép sử dụng, không gây ảnh hưởng cho sức khỏe người dân.

Đặc biệt, nhà máy còn thu khí metan để phát điện, không để khí này phát tán ra ngoài. Chúng tôi đã làm tất cả, ứng dụng hầu hết các công nghệ hiện đại nhất tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước nhằm xử lý rác hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân”, ông Cường nhấn mạnh.

Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới công nghệ xử lý rác tại TPHCM để giảm tỷ lệ chôn lấp, Công ty VWS phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước với dự định xây dựng nhà máy đốt rác phát điện. Công suất của nhà máy đốt rác phát điện dự kiến xử lý khoảng 3.000 tấn rác/ngày, đây là số lượng rác còn lại sau khi đã phân loại để tái chế, làm phân hữu cơ. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án dự kiến là 420 – 750 triệu USD. Bên cạnh đó, Công ty VWS cũng đang triển khai dự án ủ rác, thu khí gas phát điện tại khu chôn lấp đã bắt đầu vận hành và đang được bộ phận kỹ thuật theo dõi.

Tin cùng chuyên mục