Để tiếp tục chủ động ứng phó với bão, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn đề nghị tất cả các công tác ứng phó với bão số 9, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân phải hoàn thành trước 16 giờ ngày 24-11.
Bên cạnh đó, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa lớn mở rộng tại các địa phương khu vực Trung Trung Bộ. Vì thế, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải đặc biệt chú ý đến công tác vận hành hồ chứa để đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du và đề phòng nguy cơ ngập úng, sạt lở đất; rà soát các phương án ứng phó và bố trí lực lượng trực 24/24 giờ khi các hồ xả lũ trong trường hợp xảy ra mưa lớn cục bộ xảy ra.
Tính đến 6 giờ ngày 24-11, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 64.645 phương tiện/331.617 người, các phương tiện đang neo đậu tại bến và hoạt động trên các vùng biển khác, hiện không còn phương tiện hoạt động trong khu vực nguy hiểm. |
Kết luận cuộc họp giao ban, ông Nguyễn Trường Sơn đề nghị: - Thực hiện nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc ứng phó với bão số 9 và mưa lũ; - Công tác sơ tán dân, cấm biển: Khẩn trương sơ tán dân xong trước 12h00 ngày 24/11/2018; tổ chức cấm biển phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện nghiêm khi có lệnh; - Khẩn trương kiểm tra, rà soát việc chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng, hạn chế thiệt hại do dông, lốc có thể xảy ra; - Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; bố trí lực lượng, nhân lực, vật tư, phương tiện để kịp thời ứng phó, di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm; - Thường xuyên theo dõi và sẵn sàng ứng phó sạt lở bờ sông, bờ biển tại các khu vực xung yếu, bảo vệ các tuyến đê, kè biển bị sự cố, đang thi công; - Các địa phương rà soát, kiểm tra theo phương án đã xây dựng đảm bảo sát với thực tế để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ sau bão, giông, lốc xoáy khu vực Nam Bộ, nhất là những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; xử lý kịp thời sự cố đối với tuyến đê, kè biển bảo vệ trực tiếp khu dân cư đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của người dân; - Các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên ảnh hưởng của hoàn lưu bão và không khí lạnh tập trung chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mưa, lũ, ngập lụt và đảm bảo an toàn hồ chứa; - Bộ Giao thông vận tải theo dõi, gsiám sát, đôn đốc các địa phương, các đơn vị liên quan để có phương án ứng phó và đảm bảo an toàn cho hành khách; - Bộ Công thương chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan sẵn sàng phương án ứng phó và kiểm tra ngay hệ thống thông tin liên lạc ở hạ du các hồ thủy điện. Tổng cục Thủy lợi kiểm tra phương án ứng phó trong tình huống khẩn cấp, hồ đầy nước, chuẩn bị xả, hạ du các hồ chứa có nguy cơ. Ứng trực 24/24h tại các hồ xung yếu; theo dõi chặt chẽ, đôn đốc các địa phương và các chủ hồ chủ động các biện pháp ứng phó. Bộ phận trực hồ tính toán tham mưu điều hành kịp thời; - Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường phát sóng các chương trình hướng dẫn, phổ biến kiến thức hướng dẫn biện pháp phòng, tránh, kỹ năng ứng phó các loại hình thiên tai, nhất là lũ, lũ quét, sạt lở đất, bão, giông, lốc xoáy…(phát các bộ phim về bão số 12 năm 2017 và mưa lũ sau bão số 8 năm 2018); đưa tin chính xác, kịp thời về tình hình và công tác chỉ đạo phòng, tránh, khắc phục thiên tai; - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh tăng cường cán bộ, phương tiện để nâng cao hiệu quả công tác trực ban, tham mưu ứng phó với bão, mưa lũ; |