Mặc dù tổng số nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động của các doanh nghiệp tính đến hết quý 1-2017 đã lên tới 14.000 tỷ đồng và có nguy cơ gia tăng nhưng đến thời điểm hiện tại, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn chưa thể kiện được doanh nghiệp nào.
Nhiều doanh nghiệp “nợ khủng”
Nhiều doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm là thực trạng được mổ xẻ tại cuộc đối thoại trực tuyến với đại điện Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức chiều 8-5 tại Hà Nội với chủ đề: “Gỡ vướng trong khởi kiện trốn đóng BHXH”.
Nhiều doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm là thực trạng được mổ xẻ tại cuộc đối thoại trực tuyến với đại điện Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức chiều 8-5 tại Hà Nội với chủ đề: “Gỡ vướng trong khởi kiện trốn đóng BHXH”.
Theo ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tình hình nợ đóng BHXH của doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Tính đến hết quý 1-2017, tổng số tiền nợ BHXH là 14.019 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2016. “Trong số các đơn vị nợ BHXH, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”. Trong đó, điển hình là Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang (TPHCM) nợ 28,7 tỷ đồng, Công ty TNHH Nam Phương (TPHCM) nợ 20,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần Lilama 3 (Hà Nội) nợ 25,4 tỷ đồng; Công ty TNHH May mặc xuất khẩu VIT Garment (Hà Nội) nợ 19 tỷ đồng; Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki (Hà Nội) nợ 18,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xây dựng 47 (Bình Định) nợ 15,7 tỷ đồng; Công ty cổ phần Vietbo (Đồng Nai) nợ 19,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần Inox HB (Hưng Yên) nợ 14,2 tỷ đồng…
Đại diện doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động tại BHXH TPHCM. Ảnh minh họa
“Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay có khoảng 1.400 tỷ đồng nợ BHXH từ các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của rất nhiều người lao động” - ông Đào Việt Anh cho biết thêm. Đây là dạng “nợ treo” hầu như không thể thu hồi. Tính đến ngày 31-12-2015, có 193.661 người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi bởi 1.400 tỷ đồng tiền nợ này.
Đại diện BHXH Việt Nam lo lắng cho biết, tình trạng nợ đọng hoặc vi phạm về đóng BHXH thực tế còn nóng và đáng nhức nhối hơn nhiều. Theo số liệu của Tổng cục Thuế, cả nước có khoảng gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng theo số liệu quản lý của ngành bảo hiểm thì chỉ có khoảng 235.000 doanh nghiệp đóng BHXH, chiếm khoảng 47%.
Luật vừa ban xong lại đề nghị sửa
Để siết lại tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở chính sách để cố tình trốn đóng hoặc nợ tiền BHXH, Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội thông qua và có quy định kể từ 1-1-2016, tổ chức công đoàn có quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ tiền BHXH. Thế nhưng đến nay đã hơn 1 năm, công đoàn vẫn chưa hề kiện được một doanh nghiệp nào…
Giãi bày về vấn đề này, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đến tháng 1-2017, cơ quan BHXH đã chuyển giao cho công đoàn 1.177 hồ sơ doanh nghiệp vi phạm để khởi kiện và Công đoàn Việt Nam đã chuyển 1.150 hồ sơ cho các công đoàn cơ sở tiếp nhận để làm thủ tục khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên đến tháng 2-2017 mới có 11 liên đoàn lao động tiến hành khởi kiện 77 doanh nghiệp ra tòa, trong đó 17 hồ sơ bị tòa trả lại vì các lý do như không thuộc thẩm quyền của tòa án, bên khởi kiện là công đoàn cơ sở không có ủy quyền của tập thể người lao động; một số doanh nghiệp đã chủ động nộp tiền nợ cho cơ quan bảo hiểm nên công đoàn đã rút đơn khởi kiện.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bất cập nhất hiện nay là luật giao cho công đoàn có quyền và trách nhiệm khởi kiện doanh nghiệp (vì công đoàn sinh ra là để bảo vệ người lao động), nhưng để khởi kiện được doanh nghiệp thì công đoàn cơ sở phải có ủy quyền của người lao động về việc khởi kiện doanh nghiệp. Mà công đoàn cơ sở lại ăn lương của doanh nghiệp nên không dám kiện chủ doanh nghiệp, bản thân người lao động bị nợ tiền đóng BHXH cũng ngại va chạm, không dám ký giấy ủy quyền khởi kiện “ông chủ”… Theo ông Đào Viết Ánh, vì không có giấy ủy quyền nên hồ sơ khởi kiện mới bị tòa trả lại.
Giải pháp được nêu ra bây giờ là không giao cho công đoàn cơ sở tiến hành khởi kiện doanh nghiệp nữa mà phải giao cho công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở. Nhưng muốn thay đổi thì phải sửa Luật BHXH năm 2014 vừa mới có hiệu lực từ 1-1-2016 (nghĩa là mới được đưa vào cuộc sống chỉ hơn 1 năm).
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bất cập nhất hiện nay là luật giao cho công đoàn có quyền và trách nhiệm khởi kiện doanh nghiệp (vì công đoàn sinh ra là để bảo vệ người lao động), nhưng để khởi kiện được doanh nghiệp thì công đoàn cơ sở phải có ủy quyền của người lao động về việc khởi kiện doanh nghiệp. Mà công đoàn cơ sở lại ăn lương của doanh nghiệp nên không dám kiện chủ doanh nghiệp, bản thân người lao động bị nợ tiền đóng BHXH cũng ngại va chạm, không dám ký giấy ủy quyền khởi kiện “ông chủ”… Theo ông Đào Viết Ánh, vì không có giấy ủy quyền nên hồ sơ khởi kiện mới bị tòa trả lại.
Giải pháp được nêu ra bây giờ là không giao cho công đoàn cơ sở tiến hành khởi kiện doanh nghiệp nữa mà phải giao cho công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở. Nhưng muốn thay đổi thì phải sửa Luật BHXH năm 2014 vừa mới có hiệu lực từ 1-1-2016 (nghĩa là mới được đưa vào cuộc sống chỉ hơn 1 năm).