Công cụ hoạt động dựa trên việc cung cấp thang chấm điểm 4 cấp độ từ “tốt”, đến “đang thích ứng”, “đang gặp khó khăn” và “quá sức chịu đựng” để hỗ trợ nhận biết và can thiệp sớm các vấn đề về sức khỏe thần kinh, ngăn chặn tình trạng trở nặng.
Theo thông báo, trong mỗi giai đoạn 12 tháng, tỷ lệ trẻ em được chẩn đoán có vấn đề về sức khỏe thần kinh là khoảng 14,2%, trong khi tỷ lệ trẻ gặp khó khăn vì các vấn đề này ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày là khoảng 10%.
Trưởng nhóm phát triển công cụ kiêm Giám đốc Dự án Sức khỏe thần kinh tại các trường tiểu học (MHiPS), ông Frank Oberklaid, cho rằng việc có thể sử dụng từ ngữ để mô tả sức khỏe tâm thần và cảm xúc của một đứa trẻ có tác động quan trọng tới việc hiểu được chính xác tình trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em.
Với nhiều gia đình, sức khỏe tâm thần không phải là một chủ đề dễ đưa ra trao đổi. Vì vậy, công cụ trên giúp mở đầu một cuộc thảo luận về cảm xúc mà trẻ đang trải qua với nội dung tập trung vào bản thân đứa trẻ, không phải như một quy trình chẩn đoán. Dự án MHiPS đã được triển khai tại các trường học và đã thu được những phản hồi tích cực từ các giáo viên và phụ huynh học sinh.