Trong đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được xây dựng trên cơ sở tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là người chủ của đất nước. Luật gồm 6 chương, 91 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có những điểm mới như: tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm; thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng chống bạo lực gia đình. Luật gồm 6 chương, 56 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023.
Luật Thanh tra có những điểm mới như: quy định về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và giám sát hoạt động đoàn thanh tra; việc ban hành kết luận thanh tra; xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; chế định thanh tra nhân dân được tách ra khỏi nội dung Luật Thanh tra năm 2022. Luật có 8 chương với 118 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023.
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có các nội dung mới cơ bản liên quan đến đối tượng báo cáo; hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền; thực hiện thu thập, xử lý, phân tích, trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng chống rửa tiền và áp dụng các biện pháp tạm thời; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong phòng chống rửa tiền… Luật gồm 4 chương, 66 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2023.