Ngày 26-6, Công an tỉnh Yên Bái đã có thông tin chính thức về vụ việc nhà báo Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn) bị bắt giữ về việc có hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, ngày 23-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái đã quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can Lê Duy Phong về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280 Bộ luật Hình sự và tạm giam 4 tháng, kể từ ngày 23-6.
Thượng tá Chu Văn Hải, Phó trưởng Phòng tham mưu, Công an tỉnh Yên Bái, cho biết các quyết định trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân TP Yên Bái phê chuẩn vào ngày 25-6. Trước đó, vào khoảng 12 giờ 45 ngày 22-6, ông Lê Duy Phong đi ô tô biển số 30E-35481 tới nhà hàng Oanh Hiện (ở tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái) để ăn uống cùng với một số người. Tại đây, cơ quan công an cho biết ông Phong đã có hành vi nhận tiền của một doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Yên Bái và đã bị cơ quan Công an TP Yên Bái bắt quả tang.
Trao đổi với báo chí, Thượng tá Chu Văn Hải cho biết, tại thời điểm bắt quả tang, công an xác định Lê Duy Phong nhận 50 triệu đồng của phía doanh nghiệp, nhưng Thượng tá Hải lại từ chối tiết lộ thông tin của doanh nghiệp này, vì cho rằng cần phải bảo vệ thông tin của bị hại do vụ án đang trong quá trình điều tra. Ngoài ra, theo lời khai ban đầu, Phong cũng nhận hàng trăm triệu đồng của một số cá nhân, doanh nghiệp khác trên địa bàn Yên Bái.
Trước dư luận thắc mắc cho rằng có hay không việc công an “gài bẫy” để bắt nhà báo, Thượng tá Chu Văn Hải khẳng định, cơ quan điều tra làm việc theo quy định của pháp luật, bắt quả tang nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền và ra các quyết định khởi tố điều tra. Các quyết định khởi tố phải có cơ sở thì mới được viện kiểm sát phê chuẩn. Đối với ý kiến của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ đề nghị chuyển hồ sơ vụ án lên cơ quan điều tra Bộ Công an để tiếp tục điều tra nhằm đảm bảo tính khách quan vì nhà báo Lê Duy Phong đã và đang tìm hiểu viết bài liên quan đến “biệt phủ” nghi của lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Thượng tá Chu Văn Hải cho rằng, việc chuyển vụ án lên trên hay không phải do cơ quan cấp trên quyết định. Việc điều tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật, cơ quan điều tra có trách nhiệm điều tra khách quan.
Trong khi đó, lãnh đạo Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, nhà báo Lê Duy Phong làm việc tại báo từ năm 2014, chưa từng xảy ra sai phạm. Ông Phong bị bắt khi đang đi chơi riêng, không trong lịch trình làm việc của tòa soạn. Tuy nhiên, đại diện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của ban biên tập, ông Phong đã trực tiếp tìm hiểu, viết bài phản ánh tình hình quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Yên Bái. Trong đó đề cập đến “biệt phủ” của Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường và Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái và 2 bài quan trọng nhất trong tuyến bài này đã được đăng.
Liên quan đến vụ việc, trên mạng xã hội xuất hiện một bản tường trình của nhân chứng về vụ việc nhà báo Lê Duy Phong bị bắt. Trao đổi với PV Báo SGGP, lãnh đạo Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xác nhận đây là bản tường trình của nhân chứng đi cùng và chứng kiến vụ việc nhà báo Lê Duy Phong bị bắt. Theo nhân chứng này, ngày 22-6, nhà báo Lê Duy Phong có cuộc gặp một người bạn học và một giám đốc doanh nghiệp tại một nhà hàng ở TP Yên Bái. Sau khi nhậu say, ông giám đốc doanh nghiệp rút 50 triệu đồng đưa nhưng nhà báo Duy Phong không nhận. Cũng theo tường trình của nhân chứng, vị giám đốc doanh nghiệp đã cố nhét tiền vào túi ông Phong và sau đó ít phút công an ập vào bắt. Trả lời về vấn đề này, Thượng tá Chu Văn Hải nói: “Mục đích đưa và nhận tiền, sau này kết quả điều tra của cơ quan công an sẽ làm rõ. Với tài liệu điều tra ban đầu, cơ quan công an khởi tố nhà báo Duy Phong về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình điều tra sẽ làm rõ mục đích nhận tiền”.
Trao đổi với báo chí, Thượng tá Chu Văn Hải cho biết, tại thời điểm bắt quả tang, công an xác định Lê Duy Phong nhận 50 triệu đồng của phía doanh nghiệp, nhưng Thượng tá Hải lại từ chối tiết lộ thông tin của doanh nghiệp này, vì cho rằng cần phải bảo vệ thông tin của bị hại do vụ án đang trong quá trình điều tra. Ngoài ra, theo lời khai ban đầu, Phong cũng nhận hàng trăm triệu đồng của một số cá nhân, doanh nghiệp khác trên địa bàn Yên Bái.
Trước dư luận thắc mắc cho rằng có hay không việc công an “gài bẫy” để bắt nhà báo, Thượng tá Chu Văn Hải khẳng định, cơ quan điều tra làm việc theo quy định của pháp luật, bắt quả tang nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền và ra các quyết định khởi tố điều tra. Các quyết định khởi tố phải có cơ sở thì mới được viện kiểm sát phê chuẩn. Đối với ý kiến của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ đề nghị chuyển hồ sơ vụ án lên cơ quan điều tra Bộ Công an để tiếp tục điều tra nhằm đảm bảo tính khách quan vì nhà báo Lê Duy Phong đã và đang tìm hiểu viết bài liên quan đến “biệt phủ” nghi của lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Thượng tá Chu Văn Hải cho rằng, việc chuyển vụ án lên trên hay không phải do cơ quan cấp trên quyết định. Việc điều tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật, cơ quan điều tra có trách nhiệm điều tra khách quan.
Trong khi đó, lãnh đạo Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, nhà báo Lê Duy Phong làm việc tại báo từ năm 2014, chưa từng xảy ra sai phạm. Ông Phong bị bắt khi đang đi chơi riêng, không trong lịch trình làm việc của tòa soạn. Tuy nhiên, đại diện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của ban biên tập, ông Phong đã trực tiếp tìm hiểu, viết bài phản ánh tình hình quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Yên Bái. Trong đó đề cập đến “biệt phủ” của Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường và Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái và 2 bài quan trọng nhất trong tuyến bài này đã được đăng.
Liên quan đến vụ việc, trên mạng xã hội xuất hiện một bản tường trình của nhân chứng về vụ việc nhà báo Lê Duy Phong bị bắt. Trao đổi với PV Báo SGGP, lãnh đạo Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xác nhận đây là bản tường trình của nhân chứng đi cùng và chứng kiến vụ việc nhà báo Lê Duy Phong bị bắt. Theo nhân chứng này, ngày 22-6, nhà báo Lê Duy Phong có cuộc gặp một người bạn học và một giám đốc doanh nghiệp tại một nhà hàng ở TP Yên Bái. Sau khi nhậu say, ông giám đốc doanh nghiệp rút 50 triệu đồng đưa nhưng nhà báo Duy Phong không nhận. Cũng theo tường trình của nhân chứng, vị giám đốc doanh nghiệp đã cố nhét tiền vào túi ông Phong và sau đó ít phút công an ập vào bắt. Trả lời về vấn đề này, Thượng tá Chu Văn Hải nói: “Mục đích đưa và nhận tiền, sau này kết quả điều tra của cơ quan công an sẽ làm rõ. Với tài liệu điều tra ban đầu, cơ quan công an khởi tố nhà báo Duy Phong về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình điều tra sẽ làm rõ mục đích nhận tiền”.