Hiện tượng này gọi là hiệu ứng bẫy nhiệt. Nhóm nghiên cứu đã chế tạo một thiết bị bẫy nhiệt bằng cách gắn một thanh thạch anh bán trong suốt vào một đĩa silicon mờ đục, đóng vai trò là chất hấp thụ năng lượng (ảnh). Khi tiếp xúc với ánh sáng cường độ cao tương đương với ánh sáng tổng cộng từ 136 mặt trời, hệ thống thiết bị này không chỉ đạt mà còn duy trì nhiệt độ đáng chú ý 1.0500C ở tấm hấp thụ, trong khi đầu đối diện của thanh thạch anh vẫn mát hơn đáng kể ở mức 6000C.
Các nghiên cứu trước đây chỉ chứng minh được hiệu ứng bẫy nhiệt ở nhiệt độ lên tới 1700C, nhưng nghiên cứu này cho thấy bẫy nhiệt mặt trời không chỉ hoạt động ở nhiệt độ thấp mà còn ở trên 1.0000C. Đây là một bước nhảy vọt đáng kể hướng tới các giải pháp năng lượng sạch cho các ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép và xi măng.
Theo earth.com, nhóm nghiên cứu hiện đang tối ưu hóa hiệu ứng bẫy nhiệt và nghiên cứu các ứng dụng mới cho phương pháp này.