Từ năm 1990-2012, làm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, rồi lại làm Bí thư chi bộ ấp đến năm 2017. Như vậy, thời gian phục vụ xuyên suốt từ quân đội cho đến ấp, xã là 49 năm; được tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì. Song giờ đây tôi không được hưởng chế độ gì. Vậy tôi có được hưởng hưu trí, mất sức không? (PHẠM XUÂN PHI, huyện Củ Chi, TPHCM)
* Bà NGUYỄN THỊ THU, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM: Hệ thống pháp luật về BHXH chỉ có quy định về việc tính thời gian công tác để hưởng BHXH đối với cán bộ cấp xã, do đó thời gian ông tham gia công tác tại ấp không được tính để hưởng BHXH.
Từ tháng 1-1998 về sau, cán bộ cấp xã phải đóng BHXH mới được tính thời gian công tác hưởng BHXH. Tuy nhiên, tại UBND phường/xã, chỉ những người giữ chức danh được quy định tại Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23-1-1998 của Chính phủ mới thuộc đối tượng đóng BHXH.
Thời gian công tác trước tháng 1-1998 của cán bộ cấp xã tại TPHCM được xem xét tính hưởng BHXH chỉ đối với những trường hợp có thời gian đảm nhiệm chức danh theo Nghị định 09, hoặc những người làm chuyên trách công tác Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, trong định biên thuộc UBND cấp xã được quy định tại 6 văn bản của UBND TPHCM trong giai đoạn thí điểm (từ tháng 1-1981 đến 12-1997) và có thời gian làm công việc thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc sau tháng 12-1997.
Trong khi đó, chức danh “Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã” là chức danh không được quy định tại Nghị định 09 nên ông không thuộc đối tượng đóng BHXH từ tháng 1-1998. Chức danh này cũng không có trong quy định tại 6 văn bản của UBND TPHCM trong giai đoạn thí điểm. Như vậy, do ông không có thời gian làm công việc thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc sau đó, nên cả thời gian làm “Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã” trước và sau tháng 1-1998 không được tính hưởng BHXH.
Còn theo khoản 2, Điều 23 Nghị định số 115/2015, quân nhân phục viên, xuất ngũ trước ngày 15-12-1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế… mà không hưởng chế độ trợ cấp theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với thời gian tham gia quân đội, thì thời gian công tác trong quân đội được xem xét cộng nối với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH.
Rất tiếc, trường hợp của ông sau khi phục viên không có thời gian tham gia BHXH bắt buộc nên thời gian tham gia quân đội không được tính nối để hưởng chế độ BHXH.
* Tôi đang lãnh lương hưu ở quận 10. Giờ tôi chuyển chỗ ở và muốn chuyển nhận lương hưu về quận 12, lãnh qua ATM. Tôi đã trao đổi với phường nhưng phường không chuyển. Vậy tôi cần làm như thế nào để có thể chuyển được từ quận 10 về quận 12 và nhận qua ATM? (NGUYỄN THỊ THANH, quận 10, TPHCM)
- Bà cần lập bản thông báo thay đổi thông tin người hưởng (Mẫu số 18-CBH) nộp cho BHXH quận 10. Trong đó ghi rõ nơi nhận chế độ BHXH hàng tháng mới và thông tin liên quan đến số tài khoản, chi nhánh ngân hàng nơi mở tài khoản.