Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt từ thị trường FMCG Việt Nam năm 2025

Từ những thay đổi trong nhu cầu và thói quen tiêu dùng những năm gần đây, có thể thấy rõ rằng một số xu hướng tiêu dùng đang trở thành động lực chính, tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2025.

Triển vọng từ nền kinh tế tăng trưởng bền vững

Được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, Việt Nam với môi trường đầu tư ổn định và các sáng kiến hỗ trợ từ Chính phủ đang tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong những năm tới.

Một số yếu tố hỗ trợ tích cực có thể thấy ở việc mở rộng đầu tư công nghiệp và cơ sở hạ tầng khi Chính phủ đặt mục tiêu thu hút thêm FDI vào bất động sản công nghiệp, tập trung vào các trung tâm phát triển mới như Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước. Bên cạnh đó, việc cải cách pháp lý với các luật sửa đổi về đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản được thực hiện từ tháng 8-2024 góp phần tăng cường lòng tin của nhà đầu tư và cải thiện tính minh bạch trong kinh doanh. Các kế hoạch tăng tốc đầu tư công của Chính phủ sẽ tăng gấp đôi lên 58,7 tỷ USD vào năm 2025, tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng và các biện pháp kích cầu kinh tế.

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị WinMart (1) (1) (1).jpg
Tương ớt Chin-Su Sriracha chinh phục thị trường trong nước và quốc tế

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% so với năm 2023, vượt mục tiêu 6%-6,5% được đề ra trước đó. Đây là mức tăng trưởng cao, chỉ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024, và là mức tăng trưởng ấn tượng khi so sánh với các nước khác trên thế giới. Tăng trưởng GDP của Việt Nam tốt lên theo từng quý (quý I: 5,66%, quý II: 6,93%, quý III: 7,40%, quý IV: 7,55%).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP thực tế sẽ đạt 5,8% vào năm 2025, đến việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP vào năm 2025 là 8,0% ở kịch bản cơ sở, tạo nền tảng cho tăng trưởng GDP hai chữ số từ năm 2026 trở về sau.

Điều này đồng nghĩa, GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt mốc lần lượt là 500 tỷ USD và 5.000 USD trên đầu người, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của nhiều ngành, trong đó có các ngành tiêu dùng và bán lẻ. Có thể thấy ở con số chi tiêu cho các sản phẩm FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) bình quân đầu người tại Việt Nam cũng tăng từ 305USD vào năm 2019 lên 369USD vào năm 2024.

Cơ hội vàng từ thị trường FMCG Việt Nam 2025

Thị trường FMCG của Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ vào sự phát triển kinh tế vững chắc, thu nhập khả dụng ngày càng tăng và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Theo báo cáo của Frost & Sullivan, thị trường sẽ đạt 58,4 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tỷ lệ CAGR 9,7% từ năm 2024. Thị trường tăng trưởng giá trị cùng với quá trình đô thị hóa, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự thay đổi trong mô hình bán lẻ, đặc biệt là sự gia tăng thâm nhập của các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm và cửa hàng tiện lợi.

Từ những thay đổi trong nhu cầu và thói quen tiêu dùng những năm gần đây, có thể thấy rõ rằng một số xu hướng tiêu dùng đang trở thành động lực chính, tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2025.

5 thương hiệu mạnh của Masan.png
5 thương hiệu mạnh của Masan

Trong năm nay, một trong những công ty hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam – Masan Consumer (thành viên của tập đoàn Masan) đặt mục tiêu đạt tăng trưởng doanh thu từ 8% đến 15%, với mức doanh thu đạt từ 33.500 tỷ đồng đến 35.500 tỷ đồng qua những chiến lược chủ chốt đáng chú ý.

Thứ nhất, thực hiện các chiến lược tăng trưởng và phát triển chuỗi cung ứng kỹ thuật số “Retail Supreme”. Sáng kiến này nhằm số hóa các hoạt động kênh truyền thống, lập kế hoạch cung ứng và nhu cầu, sản xuất và phân phối, cải thiện lập kế hoạch chuỗi cung ứng, năng suất nhân viên bán hàng và hiệu quả hoạt động marketing.

Thứ hai, cao cấp hóa trong ngành hàng Gia vị & Thực phẩm tiện lợi: Củng cố vị thế dẫn đầu thị trường trong phân khúc cao cấp bằng cách mở rộng thị trường mì ăn liền vào các bữa ăn sẵn như món ăn sẵn như lẩu tự sôi, cơm tự chín và lẩu cầm tay. Những cải tiến này trong ngành thực phẩm tiện lợi nhằm nắm bắt xu hướng tiêu thụ bên ngoài gia đình.

Thứ ba, ra mắt các sản phẩm trong ngành hàng Đồ uống & Sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình: Mở rộng danh mục sản phẩm Wake-up 247 và giành thị phần trong phân khúc trà đóng chai với các sản phẩm cải tiến BupNon Tea365; tối ưu hóa danh mục để tập trung vào các cải tiến nhãn hiệu Chanté và Net đồng thời gia nhập thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Thứ tư, đẩy mạnh chiến lược Go Global với mục tiêu đạt tăng trưởng cao nhờ tập trung vào các thị trường chính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU với các sản phẩm gia vị, thực phẩm tiện lợi và cà phê hòa tan.

Tương ớt Chin-Su Sriracha chinh phục thị trường trong nước và quốc tế.jpg
Tương ớt Chin-Su Sriracha chinh phục thị trường trong nước và quốc tế

Một dấu mốc đáng chú ý khác trong năm 2025 là việc cổ đông Masan Consumer đã chính thức thông qua kế hoạch hủy giao dịch cổ phiếu MCH trên sàn UPCoM để chuyển sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE). Nghị quyết này được thông qua trong phiên họp HĐQT ngày 17-2-2025, đánh dấu là một trong những thương vụ chuyển sàn nổi bật nhất trong năm.

Trước đó, kế hoạch niêm yết trên HoSE đã được cổ đông đồng thuận từ Đại hội thường niên 2024. Đến đầu tháng 10-2024, HĐQT Masan Consumer đã ban hành nghị quyết triển khai chuyển giao dịch cổ phiếu MCH từ UPCoM sang niêm yết chính thức tại HoSE, mở ra cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư tổ chức và gia tăng tính minh bạch, thanh khoản cho cổ phiếu.

Thị trường FMCG Việt Nam đang có chiều hướng tăng trưởng mạnh mẽ, sự chuyển đổi trong hành vi tiêu dùng và tốc độ phát triển của công nghệ được dự báo sẽ tạo nên một thị trường tiêu dùng sôi động hơn vào năm 2025. Các công ty có thương hiệu mạnh sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị khi đổi mới sản phẩm liên tục đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục