Cơ hội quý để doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường

Hội nghị Hoạt động phát triển các kênh phân phối hàng hóa TPHCM với các nước trong khu vực Đông Nam Á là cơ hội quý báu để doanh nghiệp Việt tìm kiếm đối tác phân phối, mở rộng thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh.

92ad87a66a3ada64832b.jpg
Hội nghị Hoạt động phát triển các kênh phân phối hàng hóa TPHCM với các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua Hội doanh nghiệp người Việt ở các nước lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Savannakhet thu hút nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại Lào, Thái Lan và Việt Nam

Trong khuôn khổ Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5, sáng 3-4 đã diễn ra Hội nghị Hoạt động phát triển các kênh phân phối hàng hóa TPHCM với các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua Hội doanh nghiệp người Việt ở các nước.

Hội nghị do Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM chủ trì, phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM tổ chức.

Thông qua hội nghị, ban tổ chức mong muốn quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư, thương mại, du lịch và định hướng phát triển của TPHCM; kết nối doanh nghiệp TPHCM với các hội doanh nghiệp, doanh nghiệp người Việt Nam tại Lào, Thái, Campuchia, Singapore hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển kênh phân phối hàng hóa của TPHCM sang các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua Hội doanh nghiệp người Việt Nam ở các nước; thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và cơ chế đặc thù của TPHCM.

fc870f2eedb25dec04a3.jpg
Bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Thành ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TPHCM phát biểu tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Thành ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TPHCM, Trưởng đoàn công tác, đã định hướng một số giải pháp nhằm đưa sản phẩm của TPHCM mở rộng sang thị trường Đông Nam Á.

Cụ thể, phát triển và mở rộng hệ thống phân phối thông qua cộng đồng doanh nhân người Việt tại Đông Nam Á; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường và nâng cao năng lực xuất khẩu; ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại; hỗ trợ tài chính và chính sách cho doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Trần Phượng Trân khẳng định: "TPHCM cam kết làm việc với các tổ chức tài chính, ngân hàng để phát triển các chương trình hỗ trợ vốn, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng xuất khẩu, cung cấp chính sách ưu đãi, giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế, giúp các doanh nghiệp có thêm động lực để phát triển thị trường".

Bà Nguyễn Trần Phượng Trân cũng đánh giá, hội nghị không chỉ là sự kiện mang tính đối ngoại mà quan trọng hơn, là một bước đi chiến lược để đưa hàng hóa của TPHCM vươn xa hơn tại thị trường Đông Nam Á.

8fa684ad6931d96f8020.jpg
Bà Đặng Thị Hải Tâm, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Savannakhet, Lào phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chào mừng hội nghị, bà Đặng Thị Hải Tâm, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Savannakhet, Lào cho biết: "Thông qua các cuộc gặp gỡ của doanh nghiệp ngày hôm nay, các chuỗi phân phối hàng hóa mới sẽ dần được hình thành để hàng hóa của TPHCM có thể xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các tỉnh của Lào. Từ đó, người dân Lào và Thái Lan không chỉ biết đến TPHCM thông qua sản phẩm tốt mà còn mong muốn đi du lịch, học tập và làm việc tại TPHCM”.

Screenshot (203).png
Các đại biểu chủ trì hội nghị

Tại phiên thảo luận hội nghị, ông Dương Đình Bảng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào (AVILA) cho biết: "Hội nghị không chỉ là một diễn đàn để gặp gỡ trao đổi thông tin, mà còn là nơi cùng nhau tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm khai thác tiềm năng to lớn của thị trường Đông Nam Á".

Theo ông Bảng, sự phát triển mạnh mẽ của các kênh phân phối hàng hóa góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong khi đó, ông Hồ Văn Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam toàn Thái (BAOTV) mong muốn, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ cùng nhau tìm ra những giải pháp thiết thực để phát triển các kênh phân phối hàng hóa.

Đặc biệt, ông Lâm hy vọng rằng sẽ có nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Thái Lan và Việt Nam phối hợp, không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn các lĩnh vực khác như đầu tư, dịch vụ và công nghệ.

Còn ông Steve Bùi, Chủ tịch Hội Đồng Doanh Nghiệp Việt – Trung (VCBC) cho biết: “Với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, sự nhiệt huyết và sáng tạo, chúng ta có thể biến những thách thức thành cơ hội, đưa hàng hóa của TPHCM nói riêng và của người Việt Nam nói chung lan tỏa xa hơn, đồng thời, góp phần nâng cao vị thế thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Screenshot (204).png

Bên cạnh các phiên thảo luận, hội nghị cũng tổ chức chương trình kết nối B2B giữa các doanh nghiệp TPHCM và doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á.

Đây là cơ hội quý báu để doanh nghiệp Việt tìm kiếm đối tác phân phối, mở rộng thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Một trong những điểm nhấn quan trọng của hội nghị là Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa các Hiệp hội doanh nghiệp người Việt ở các nước, gồm:

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào (AVILA) và Hiệp hội doanh nghiệp Thái - Việt Nam toàn Thái (BAOTV)

517fb3545ec8ee96b7d9.jpg

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào (AVILA) và Hội Đồng Doanh Nghiệp Việt – Trung (VCBC)

383d743599a929f770b8.jpg

Việc ký các thỏa thuận này sẽ tạo nền tảng cho hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Việt Nam tại thị trường quốc tế.

93e7a6ff4b63fb3da272.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tin cùng chuyên mục