Để đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 11 triệu tấn gạo/năm, Thái Lan tổ chức các sự kiện để thu hút hàng trăm khách hàng nước ngoài tới đàm phán 100 doanh nghiệp Thái Lan kỳ vọng ký ngay được hợp đồng xuất khẩu gạo trị giá khoảng 586 triệu baht (dự kiến, tổng cộng sẽ có 759 công ty ký kết biên bản ghi nhớ về việc đặt hàng 14.000 tấn gạo jasmine, gạo nâu, gạo hữu cơ và gạo màu rice berry của Thái Lan) và sau đó sẽ ký thêm được hợp đồng trị giá 30 tỷ baht/năm. Truyền thông Thái Lan cho biết Bộ Thương mại nước này đã đẩy mạnh việc thâm nhập thị trường gạo Đặc khu hành chính Hồng Công, Trung Quốc. Chủ tịch Hiệp hội các nhà kinh doanh gạo Hồng Công đã dẫn đầu đoàn 37 doanh nghiệp lớn đến Thái Lan từ cuối tuần trước để thảo luận về thị trường gạo. Hồng Công là một trong những thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Thái Lan. Gạo Thái Lan chiếm tới 70% thị phần tại đây.
Không dừng lại đó, Chính phủ Thái Lan còn nghiên cứu triển khai chiến lược phát triển thị trường gạo hữu cơ, mặt hàng nông sản đặc thù nhưng hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận. Theo tờ The Nation số ra ngày 6-11, Bangkok đang triển khai kế hoạch khuyến khích người nông dân nước này tăng diện tích gieo trồng từ 300.000 rai (khoảng 48.000ha) tại thời điểm hiện tại lên mức 1 triệu rai vào năm 2019. Chính phủ Thái Lan còn đặt mục tiêu thu hút khoảng 3 triệu người nông dân gieo trồng loại gạo này trên tổng diện tích 10 triệu rai vào năm 2021 nhằm đạt sản lượng tăng trưởng ở mức 200% và đồng thời giảm giá thành.
Tuy nhiên, giới kinh doanh và các chuyên gia Thái lan vẫn còn quan điểm trái chiều. Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Leothamatas cho rằng Chính phủ Thái Lan cần tìm kiếm thị trường phù hợp đối với mặt hàng gạo hữu cơ. Chính phủ cũng cần nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để trồng gạo hữu cơ, từ việc hỗ trợ hạt giống đến tìm kiếm thị trường phù hợp. Trong khi đó, ông Montri Gosalawat, Tổng thư ký Hiệp hội Nông dân tiến bộ Thái Lan cho rằng thị trường của loại gạo này rất tiềm năng nếu người nông dân có thể quản lý chất lượng và phát triển hạt giống đáp ứng nhu cầu của nhóm người tiêu dùng ở các thị trường lớn như Mỹ hay châu Âu.
Ông Man Samsri, người đứng đầu cơ sở sản xuất lúa gạo hữu cơ ở quận Naso thuộc tỉnh Yasothorn, cho biết đã thay đổi cách thức trồng lúa hữu cơ vì muốn cải thiện chất lượng cuộc sống (từ nông nghiệp bằng hóa chất) và cũng để sản xuất gạo chất lượng cho gia đình tiêu thụ. Có hơn 2.000 nông dân Thái Lan đã sản xuất gạo hữu cơ trên 42.694 rai. Hiện, cơ sở của ông Man Samri sản xuất khoảng 300 tấn gạo hữu cơ/năm với 90% sản phẩm được xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ. 10% còn lại được bán ở thị trường trong nước với giá trung bình 80 baht/kg - cao hơn giá thông thường khoảng 45 baht/kg. “Đây là cách để phát triển nông nghiệp bền vững. Nếu có sản phẩm chất lượng, chúng tôi ắt sẽ tìm được thị trường có sức mua tương đương cho các sản phẩm chất lượng đó” - ông Man Samsri khẳng định.
Không dừng lại đó, Chính phủ Thái Lan còn nghiên cứu triển khai chiến lược phát triển thị trường gạo hữu cơ, mặt hàng nông sản đặc thù nhưng hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận. Theo tờ The Nation số ra ngày 6-11, Bangkok đang triển khai kế hoạch khuyến khích người nông dân nước này tăng diện tích gieo trồng từ 300.000 rai (khoảng 48.000ha) tại thời điểm hiện tại lên mức 1 triệu rai vào năm 2019. Chính phủ Thái Lan còn đặt mục tiêu thu hút khoảng 3 triệu người nông dân gieo trồng loại gạo này trên tổng diện tích 10 triệu rai vào năm 2021 nhằm đạt sản lượng tăng trưởng ở mức 200% và đồng thời giảm giá thành.
Tuy nhiên, giới kinh doanh và các chuyên gia Thái lan vẫn còn quan điểm trái chiều. Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Leothamatas cho rằng Chính phủ Thái Lan cần tìm kiếm thị trường phù hợp đối với mặt hàng gạo hữu cơ. Chính phủ cũng cần nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để trồng gạo hữu cơ, từ việc hỗ trợ hạt giống đến tìm kiếm thị trường phù hợp. Trong khi đó, ông Montri Gosalawat, Tổng thư ký Hiệp hội Nông dân tiến bộ Thái Lan cho rằng thị trường của loại gạo này rất tiềm năng nếu người nông dân có thể quản lý chất lượng và phát triển hạt giống đáp ứng nhu cầu của nhóm người tiêu dùng ở các thị trường lớn như Mỹ hay châu Âu.
Ông Man Samsri, người đứng đầu cơ sở sản xuất lúa gạo hữu cơ ở quận Naso thuộc tỉnh Yasothorn, cho biết đã thay đổi cách thức trồng lúa hữu cơ vì muốn cải thiện chất lượng cuộc sống (từ nông nghiệp bằng hóa chất) và cũng để sản xuất gạo chất lượng cho gia đình tiêu thụ. Có hơn 2.000 nông dân Thái Lan đã sản xuất gạo hữu cơ trên 42.694 rai. Hiện, cơ sở của ông Man Samri sản xuất khoảng 300 tấn gạo hữu cơ/năm với 90% sản phẩm được xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ. 10% còn lại được bán ở thị trường trong nước với giá trung bình 80 baht/kg - cao hơn giá thông thường khoảng 45 baht/kg. “Đây là cách để phát triển nông nghiệp bền vững. Nếu có sản phẩm chất lượng, chúng tôi ắt sẽ tìm được thị trường có sức mua tương đương cho các sản phẩm chất lượng đó” - ông Man Samsri khẳng định.