Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị |
Trong khi, cơ cấu sản lượng thịt thế giới năm 2022, thịt heo chiếm 41%, thịt gia cầm 37% và thịt trâu, bò 22%. Như vậy, cơ cấu thịt heo của Việt Nam hiện nay cao hơn trung bình chung của thế giới khoảng 20%.
Thông tin trên được nêu ra tại hội nghị Phát triển chăn nuôi heo và giải pháp trong tình hình mới, do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng 27-7 tại Hà Nội.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng |
Theo ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), hiện nay ngành chăn nuôi đóng góp gần 27% GDP ngành nông nghiệp.
Chăn nuôi heo của Việt Nam được xác định là ngành chủ lực, đã và đang chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn. Ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi.
Quang cảnh hội nghị |
Riêng năm 2022, có 81 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, với số vốn hơn 2,2 tỷ USD (chiếm hơn 12% tổng số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam).
Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù giá thức ăn chăn nuôi đã giảm 3 lần, nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với giai đoạn trước đại dịch. Cùng với sự tăng giá của nhiều mặt hàng đầu vào khác, ngành chăn nuôi chịu nhiều áp lực do chi phí sản xuất, vận chuyển, cung ứng thực phẩm vẫn ở mức cao, trong khi giá xuất chuồng có thời điểm giảm khá sâu, lợi nhuận người chăn nuôi giảm.
Trong hơn 4 tháng đầu năm 2023, giá thịt hơi xuất chuồng (heo, gia cầm, trâu, bò, dê) đều giảm. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi và các chi phí khác vẫn ở mức cao, buộc nhiều cơ sở chăn nuôi (đặc biệt là chăn nuôi nông hộ) giảm số lượng hoặc treo chuồng, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2023 của đàn gia súc, gia cầm.