Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng - thủy văn Quốc gia vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo SGGP về tình hình thời tiết trước và trong Tết Mậu Tuất năm nay.
- PHÓNG VIÊN: Thưa ông, hiện ngoài khơi xa đang tồn tại một hình thái thời tiết rất nguy hiểm, được dự báo sẽ đổ bộ vào Nam bộ hoặc Trung bộ, liệu có ảnh hưởng tới việc đón tết hay không?
>> Ông LÊ THANH HẢI: Qua theo dõi của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương cũng như dự báo của các trung tâm dự báo khí tượng châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì hiện nay trên khu vực phía Đông Philippines, một xoáy nhiệt đới đã phát triển lên thành cơn bão có tên quốc tế là Sanba, di chuyển nhanh theo hướng Tây. Dự báo khoảng ngày 15-2 (tức 30 tết), bão Sanba sẽ vượt qua miền Nam Philippines đi vào biển Đông, hoạt động tại khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, trở thành cơn bão số 2 của năm 2018. Vì vậy, những ngày trước và trong Tết Nguyên đán Mậu Tuất, thời tiết tại khu vực quần đảo Trường Sa cũng như khu vực Nam biển Đông rất xấu, gió giật mạnh và sóng lớn, rất nguy hiểm cho tàu thuyền.
- Liệu bão có đổ bộ vào đất liền không thưa ông?
Theo dự báo sơ bộ thì do cơn bão Sanba di chuyển chếch lên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, sau đó đi vào vùng biển Nam Trung bộ nên có thể bị suy yếu do đúng vào thời điểm này có không khí lạnh lệch Đông di chuyển từ phía Bắc xuống sẽ làm bão bị suy yếu ngay trên biển. Một số mô hình dự báo của châu Âu thì cho rằng bão sẽ di chuyển sát vào gần bờ biển Nam Trung bộ nhưng sau đó cũng suy yếu. Do vậy, bước đầu có thể nhận định là bão Sanba sẽ không ảnh hưởng nhiều tới thời tiết trên đất liền vào những ngày trước và trong Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, cơn bão này rất nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên biển. Bởi vì vào thời điểm này đang là vào vụ cá Nam, các tàu thuyền ở khu vực Bắc biển Đông đều di chuyển xuống phía Nam để khai thác khi vùng biển ở phía Bắc liên tục động do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Như vậy, tâm bão Sanba sẽ di chuyển qua khu vực đang có rất nhiều tàu thuyền. Tôi được biết thời điểm Tết Nguyên đán có rất nhiều tàu thuyền của bà con ngư dân ra khơi đánh cá, nhiều ngư dân đón tết ngay trên biển để kịp mùa vụ khai thác hải sản. Do vậy, cần phải khẩn trương kêu gọi tàu thuyền di chuyển ra khỏi khu vực tâm bão đi qua, tìm nơi neo đậu an toàn. Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương hiện nay cũng đã cắt cử, bố trí nhân lực sẵn sàng trực tết, không nghỉ tết để theo dõi cơn bão này trong suốt dịp trước và trong tết để kịp thời có thông tin cảnh báo cho bà con ngư dân và mọi người dân theo dõi, chủ động ứng phó.
- Tết mà có bão, vậy có phải là bất thường không?
Thực ra cơn bão Sanba (sẽ thành cơn bão số 2) không phải là một cơn bão bất thường. Từ cách đây 1-2 tháng, chúng tôi đã có dự báo sẽ có cơn bão xuất hiện vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Bão số 2 cũng như số 1 vừa xuất hiện trong tháng 1-2018 chỉ là hai cơn bão rơi rớt, sót lại của cuối mùa bão 2017. Còn mùa bão mới của năm 2018 chưa đến, thường là bắt đầu vào khoảng tháng 5 và 6-2018. Trong lịch sử đã từng xuất hiện cơn bão đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Năm đó, anh em dự báo khí tượng còn phân vân không biết có nên phát bản tin bão vào ngày mùng 1 đầu năm mới không vì sợ bị “dông” (có bão cả năm) nhưng sau đó vẫn quyết định phát bình thường và cũng rất may là khi bão đi vào biển Đông thì suy yếu ngay trên biển.
- PHÓNG VIÊN: Thưa ông, hiện ngoài khơi xa đang tồn tại một hình thái thời tiết rất nguy hiểm, được dự báo sẽ đổ bộ vào Nam bộ hoặc Trung bộ, liệu có ảnh hưởng tới việc đón tết hay không?
>> Ông LÊ THANH HẢI: Qua theo dõi của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương cũng như dự báo của các trung tâm dự báo khí tượng châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì hiện nay trên khu vực phía Đông Philippines, một xoáy nhiệt đới đã phát triển lên thành cơn bão có tên quốc tế là Sanba, di chuyển nhanh theo hướng Tây. Dự báo khoảng ngày 15-2 (tức 30 tết), bão Sanba sẽ vượt qua miền Nam Philippines đi vào biển Đông, hoạt động tại khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, trở thành cơn bão số 2 của năm 2018. Vì vậy, những ngày trước và trong Tết Nguyên đán Mậu Tuất, thời tiết tại khu vực quần đảo Trường Sa cũng như khu vực Nam biển Đông rất xấu, gió giật mạnh và sóng lớn, rất nguy hiểm cho tàu thuyền.
- Liệu bão có đổ bộ vào đất liền không thưa ông?
Theo dự báo sơ bộ thì do cơn bão Sanba di chuyển chếch lên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, sau đó đi vào vùng biển Nam Trung bộ nên có thể bị suy yếu do đúng vào thời điểm này có không khí lạnh lệch Đông di chuyển từ phía Bắc xuống sẽ làm bão bị suy yếu ngay trên biển. Một số mô hình dự báo của châu Âu thì cho rằng bão sẽ di chuyển sát vào gần bờ biển Nam Trung bộ nhưng sau đó cũng suy yếu. Do vậy, bước đầu có thể nhận định là bão Sanba sẽ không ảnh hưởng nhiều tới thời tiết trên đất liền vào những ngày trước và trong Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, cơn bão này rất nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên biển. Bởi vì vào thời điểm này đang là vào vụ cá Nam, các tàu thuyền ở khu vực Bắc biển Đông đều di chuyển xuống phía Nam để khai thác khi vùng biển ở phía Bắc liên tục động do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Như vậy, tâm bão Sanba sẽ di chuyển qua khu vực đang có rất nhiều tàu thuyền. Tôi được biết thời điểm Tết Nguyên đán có rất nhiều tàu thuyền của bà con ngư dân ra khơi đánh cá, nhiều ngư dân đón tết ngay trên biển để kịp mùa vụ khai thác hải sản. Do vậy, cần phải khẩn trương kêu gọi tàu thuyền di chuyển ra khỏi khu vực tâm bão đi qua, tìm nơi neo đậu an toàn. Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương hiện nay cũng đã cắt cử, bố trí nhân lực sẵn sàng trực tết, không nghỉ tết để theo dõi cơn bão này trong suốt dịp trước và trong tết để kịp thời có thông tin cảnh báo cho bà con ngư dân và mọi người dân theo dõi, chủ động ứng phó.
- Tết mà có bão, vậy có phải là bất thường không?
Thực ra cơn bão Sanba (sẽ thành cơn bão số 2) không phải là một cơn bão bất thường. Từ cách đây 1-2 tháng, chúng tôi đã có dự báo sẽ có cơn bão xuất hiện vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Bão số 2 cũng như số 1 vừa xuất hiện trong tháng 1-2018 chỉ là hai cơn bão rơi rớt, sót lại của cuối mùa bão 2017. Còn mùa bão mới của năm 2018 chưa đến, thường là bắt đầu vào khoảng tháng 5 và 6-2018. Trong lịch sử đã từng xuất hiện cơn bão đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Năm đó, anh em dự báo khí tượng còn phân vân không biết có nên phát bản tin bão vào ngày mùng 1 đầu năm mới không vì sợ bị “dông” (có bão cả năm) nhưng sau đó vẫn quyết định phát bình thường và cũng rất may là khi bão đi vào biển Đông thì suy yếu ngay trên biển.
Dự báo đường đi của cơn bão Sanba
- Trong năm 2017 đã xuất hiện tới 20 cơn bão và ATNĐ, cộng thêm 2 cơn bão rơi rớt nữa là 22. Phải chăng thời tiết đang biến đổi rất nghiêm trọng rồi?
Đành rằng thời tiết đang chịu tác động của các hiện tượng khó tiên đoán như El Nino, La Nina và biến đổi khí hậu, nhưng kinh nghiệm cho thấy, cứ năm trước nhiều bão thì năm sau sẽ lại thường ít bão. Theo dự báo xa của chúng tôi thì năm 2018 sẽ là một năm mưa thuận gió hòa, số cơn bão cũng chỉ khoảng 12-13 cơn, không còn xảy ra những đợt hạn hán kỷ lục như năm 2014-2015 ở Nam bộ. Nắng nóng vẫn còn nhưng chỉ cục bộ và không gay gắt. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự báo xa, các đợt cập nhật dự báo dài hạn sẽ được chúng tôi bổ sung liên tục 3 tháng một lần. - Điều người dân lo lắng là liệu cơn bão Sanba và thời tiết rất khác nhau trên mọi miền đất nước có làm việc đón tết của người dân kém vui hoặc gặp trở ngại hay không?
Tết năm nay, thời tiết trên cả ba miền đều có những hình thái rất khác nhau. Tại miền Bắc thì sẽ không có rét đậm rét hại ở vùng đồng bằng vào khoảng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, nhưng ở vùng núi phía Bắc thì vẫn có rét do không khí lạnh. Nhận xét chung, thời tiết miền Bắc rất đẹp, ban ngày trời lạnh, có mưa phùn đúng tiết mùa xuân miền Bắc, phù hợp với các lễ hội và du xuân, vãn cảnh đình chùa… Trong khi đó tại Trung bộ cũng không kém vẻ đặc trưng, phong phú và có chút khác mọi năm. Nam Trung bộ sẽ có mưa trước tết, Bắc Trung bộ lại mưa sau tết, còn Tây Nguyên mưa trái mùa vào ngày 30 và mùng 1 tết. Cụ thể, Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đến Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế): Trước tết đến mùng 2 tết mưa nhỏ một số nơi, trời rét về ban đêm và lạnh vào ban ngày, nhiệt độ 20 - 23°C vào ban ngày và 17 - 20°C vào ban đêm. Từ mùng 3 tết trở đi có mưa nhỏ ở khắp nơi, trời rét, ban ngày 15 - 18°C, ban đêm 13 - 16°C. Nam Trung bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận): Trước tết đến mùng 1 có mưa ở khá nhiều tỉnh thành, thậm chí một số nơi mưa to. Trời mát mẻ, ban ngày 25 - 28°C, ban đêm 20 - 23°C. Từ mùng 2 tết chuyển sang không có mưa, có lúc nắng, nhưng vẫn khá mát với ban ngày 27 - 30°C, ban đêm 22 - 25°C. Tây Nguyên: Mưa trái mùa vào 30 và mùng 1 tết làm cho bớt ẩm ướt và khá lạnh, ban ngày 22 - 25°C, ban đêm 19 - 22°C, sau đó lại khô, nắng, gió... Các tỉnh Nam bộ cũng có mưa trái mùa vào dịp tết nhưng chỉ là mưa rào cục bộ, các ngày còn lại trời nắng nóng. Nhiệt độ tại TPHCM có ngày sẽ lên tới 33 - 35°C. Nói chung, TPHCM và Nam bộ sẽ khô ráo trong suốt dịp tết năm nay. Với nhiệt độ này, người dân có thể tổ chức đi du lịch, tắm biển tại Vũng Tàu, Phú Quốc… vào dịp tết. Nếu ai có xu hướng hoài cổ, thích không khí mưa xuân se lạnh của miền Bắc thì có thể đi du lịch Sa Pa (Lào Cai), Hà Giang, Hà Nội… Thời tiết năm nay chiều lòng tất cả mọi người! - Cảm ơn ông!
Đành rằng thời tiết đang chịu tác động của các hiện tượng khó tiên đoán như El Nino, La Nina và biến đổi khí hậu, nhưng kinh nghiệm cho thấy, cứ năm trước nhiều bão thì năm sau sẽ lại thường ít bão. Theo dự báo xa của chúng tôi thì năm 2018 sẽ là một năm mưa thuận gió hòa, số cơn bão cũng chỉ khoảng 12-13 cơn, không còn xảy ra những đợt hạn hán kỷ lục như năm 2014-2015 ở Nam bộ. Nắng nóng vẫn còn nhưng chỉ cục bộ và không gay gắt. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự báo xa, các đợt cập nhật dự báo dài hạn sẽ được chúng tôi bổ sung liên tục 3 tháng một lần. - Điều người dân lo lắng là liệu cơn bão Sanba và thời tiết rất khác nhau trên mọi miền đất nước có làm việc đón tết của người dân kém vui hoặc gặp trở ngại hay không?
Tết năm nay, thời tiết trên cả ba miền đều có những hình thái rất khác nhau. Tại miền Bắc thì sẽ không có rét đậm rét hại ở vùng đồng bằng vào khoảng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, nhưng ở vùng núi phía Bắc thì vẫn có rét do không khí lạnh. Nhận xét chung, thời tiết miền Bắc rất đẹp, ban ngày trời lạnh, có mưa phùn đúng tiết mùa xuân miền Bắc, phù hợp với các lễ hội và du xuân, vãn cảnh đình chùa… Trong khi đó tại Trung bộ cũng không kém vẻ đặc trưng, phong phú và có chút khác mọi năm. Nam Trung bộ sẽ có mưa trước tết, Bắc Trung bộ lại mưa sau tết, còn Tây Nguyên mưa trái mùa vào ngày 30 và mùng 1 tết. Cụ thể, Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đến Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế): Trước tết đến mùng 2 tết mưa nhỏ một số nơi, trời rét về ban đêm và lạnh vào ban ngày, nhiệt độ 20 - 23°C vào ban ngày và 17 - 20°C vào ban đêm. Từ mùng 3 tết trở đi có mưa nhỏ ở khắp nơi, trời rét, ban ngày 15 - 18°C, ban đêm 13 - 16°C. Nam Trung bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận): Trước tết đến mùng 1 có mưa ở khá nhiều tỉnh thành, thậm chí một số nơi mưa to. Trời mát mẻ, ban ngày 25 - 28°C, ban đêm 20 - 23°C. Từ mùng 2 tết chuyển sang không có mưa, có lúc nắng, nhưng vẫn khá mát với ban ngày 27 - 30°C, ban đêm 22 - 25°C. Tây Nguyên: Mưa trái mùa vào 30 và mùng 1 tết làm cho bớt ẩm ướt và khá lạnh, ban ngày 22 - 25°C, ban đêm 19 - 22°C, sau đó lại khô, nắng, gió... Các tỉnh Nam bộ cũng có mưa trái mùa vào dịp tết nhưng chỉ là mưa rào cục bộ, các ngày còn lại trời nắng nóng. Nhiệt độ tại TPHCM có ngày sẽ lên tới 33 - 35°C. Nói chung, TPHCM và Nam bộ sẽ khô ráo trong suốt dịp tết năm nay. Với nhiệt độ này, người dân có thể tổ chức đi du lịch, tắm biển tại Vũng Tàu, Phú Quốc… vào dịp tết. Nếu ai có xu hướng hoài cổ, thích không khí mưa xuân se lạnh của miền Bắc thì có thể đi du lịch Sa Pa (Lào Cai), Hà Giang, Hà Nội… Thời tiết năm nay chiều lòng tất cả mọi người! - Cảm ơn ông!
Bão Sanba sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương cho biết, chiều 13-2, vị trí tâm bão Sanba đã ở vào khoảng 9,5 độ vĩ Bắc - 125 độ kinh Đông, trên khu vực miền Nam Philippines. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Dự báo ngày 14-2, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Chiều 14-2, tâm bão nằm ngay trên bờ biển phía Đông đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Như vậy, khoảng chiều tối 14-2, tâm bão Sanba sẽ đi vào vùng Đông Nam biển Đông. Ngày 15-2, tâm bão nằm cách đảo Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 410km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km/giờ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 16-2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận khoảng 430km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia về dự báo bão và khí tượng, bà con ở Nam bộ và Trung bộ có thể an tâm đón Tết Nguyên đán và xuân mới vì bão số 2 (tức bão Sanba) sẽ giảm năng lượng khi đi qua quần đảo Trường Sa. Khi vào gần bờ vào ngày 16-2, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới với gió cấp 6 tại khu vực Khánh Hòa - Phú Yên. Hoàn lưu bão sẽ gây mưa cho các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận trong các ngày từ 16 đến 18-2. Vùng mưa tập trung nhiều ở Khánh Hòa, Phú Yên nhưng không có khả năng gây ngập lụt.
Cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương cho biết, chiều 13-2, vị trí tâm bão Sanba đã ở vào khoảng 9,5 độ vĩ Bắc - 125 độ kinh Đông, trên khu vực miền Nam Philippines. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Dự báo ngày 14-2, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Chiều 14-2, tâm bão nằm ngay trên bờ biển phía Đông đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Như vậy, khoảng chiều tối 14-2, tâm bão Sanba sẽ đi vào vùng Đông Nam biển Đông. Ngày 15-2, tâm bão nằm cách đảo Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 410km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km/giờ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 16-2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận khoảng 430km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia về dự báo bão và khí tượng, bà con ở Nam bộ và Trung bộ có thể an tâm đón Tết Nguyên đán và xuân mới vì bão số 2 (tức bão Sanba) sẽ giảm năng lượng khi đi qua quần đảo Trường Sa. Khi vào gần bờ vào ngày 16-2, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới với gió cấp 6 tại khu vực Khánh Hòa - Phú Yên. Hoàn lưu bão sẽ gây mưa cho các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận trong các ngày từ 16 đến 18-2. Vùng mưa tập trung nhiều ở Khánh Hòa, Phú Yên nhưng không có khả năng gây ngập lụt.