Chiều 16-9, Báo cáo của Chính phủ tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trình bày tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Trong lĩnh vực Thanh tra, Chính phủ nhận định, việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội đạt được nhiều kết quả, trong đó tập trung vào việc xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác thanh tra; giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo; nhất là các vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài. Đối với 16 vụ việc còn tồn đọng từ năm 2016, đến nay có 14 vụ việc đã được các cơ quan chức năng thực hiện hết các nội dung theo kế hoạch (rà soát, giải quyết, đối thoại, thông báo), trong đó có 3 vụ việc công dân vẫn tiếp tục khiếu nại; có 2 vụ việc các cơ quan chức năng đang tiếp tục rà soát, giải quyết.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được thúc đẩy và được coi là “có chuyển biến tích cực, tình hình chung có phần dịu đi, có xu hướng giảm so với trước”.
Cụ thể, năm 2019, tình hình khiếu nại, tố cáo giảm so với năm 2018 và trước đó trên hầu hết các chỉ tiêu cơ bản. Tỷ lệ giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền năm 2019 đạt cao (86,2%) so với năm 2016 (78,6%). Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng, tham mưu triển khai các chủ trương, chỉ đạo của Đảng và nhà nước và việc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Công tác phòng chống tham nhũng đã có thêm những bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đạt được kết quả tích cực, rõ rệt; tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm...
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước tuy có dịu đi nhưng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là lĩnh vực đất đai. Nhiều vụ việc giải quyết còn chậm, kéo dài, khi giải quyết còn nhiều sai sót; một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra; vẫn còn một số vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài chưa giải quyết dứt điểm. Trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, một số việc thực hiện còn chậm; việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, ngành trung ương và cơ quan sự nghiệp công, các doanh nghiệp nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất với phương pháp đánh giá các địa phương.
Thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành đã nghiêm túc triển khai các nghị quyết của Quốc hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều việc đã hoàn thành, cơ bản hoàn thành; một số việc mang tính chất thường xuyên, lâu dài, đang được triển khai tích cực và cũng có những việc triển khai còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra do có bất cập trong cơ chế, chính sách, việc triển khai chưa quyết liệt, chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực cần thiết và cần có thời gian.
Biên chế do Chính phủ quản lý phải tiếp tục giảm 20.076 người trong năm 2021 Trong lĩnh vực nội vụ, các nội dung giám sát và chất vấn tập trung vào việc cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và tinh giản biên chế - theo Báo cáo của Chính phủ vừa gửi tới UBTVQH. Vẫn có tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các môn học, ở các cơ sở giáo dục tại nhiều địa phương Chính phủ cho biết đã chỉ đạo Bộ Nội vụ trong việc xây dựng Kế hoạch biên chế công chức, thẩm định biên chế sự nghiệp hàng năm của Bộ, ngành, địa phương, bảo đảm mục tiêu chung đến năm 2021 tinh giản tối thiểu là 10% biên chế giao năm 2015. Tính đến năm 2020, biên chế do Chính phủ quản lý đã giảm được 334.548 người; so với yêu cầu tại Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị (từ năm 2015 đến năm 2021 phải giảm 354.624 người) thì trong năm 2021 còn phải tiếp tục giảm 20.076 người. Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy cơ quan chuyên môn ở một số địa phương thực hiện thí điểm chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất; cơ cấu lãnh đạo cấp phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện ở một số địa phương còn chưa hợp lý, tổ chức bộ máy chưa tinh gọn, hiệu lực hiệu quả chưa cao. Chưa thực hiện chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; chưa điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1-7-2020. Báo cáo thẩm tra nội dung này, tập hợp ý kiến Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội nêu rõ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước vừa qua đã được rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và đã đạt được những kết quả bước đầu. Cơ bản đã hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số; phân cấp trong quản lý nhà nước được đẩy mạnh; hiện đại hóa hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, đổi mới phương thức làm việc theo hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp tăng tổ chức sau khi sắp xếp (tăng 2 tổng cục, 7 đơn vị cấp vụ và 6 đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổng cục). Nội dung trong Báo cáo về rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước được nêu còn sơ sài, nên chưa đầy đủ cơ sở để đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ đề ra trong nghị quyết của Quốc hội. Mặc dù việc tinh giản biên chế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, các cơ quan của Quốc hội cho rằng việc hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, Đề án tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt yêu cầu; những bất cập về hợp đồng đối với giáo viên, nhân viên y tế vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế chưa tính kỹ đến tính chất đặc thù của ngành giáo dục, dẫn tới tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các môn học, ở các cơ sở giáo dục tại nhiều địa phương. Việc tinh giản biên chế trong ngành y tế chưa được giải quyết theo lộ trình. |