Nổi bật trong vài năm gần đây là sự phổ biến của “một thế giới hai tốc độ” (two-speed world). Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng tăng trưởng không đồng đều giữa các nhóm quốc gia. Cụ thể, các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng chậm trong khi các nước đang phát triển lại có mức tăng trưởng cao hơn. Mức tiêu thụ tại các nền kinh tế đang phát triển tăng cao sẽ kéo theo sự cải thiện đáng kể của nền sản xuất. Nhờ đó, các mắt xích trong ngành logistics cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng số lượng hàng hóa vận chuyển.
Theo dự báo của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi trở lại cao ở mức 6% - 6,5% vào năm 2022. Đây chính là lý do các nước đang phát triển như Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh mở rộng quy mô hoạt động. Đơn cử như J&T Express (Global) đã mở rộng xây dựng mạng lưới tại Việt Nam, cũng như các quốc gia đang phát triển khác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… |
Cùng với hệ thống 36 trung tâm trung chuyển hiện đại, mô hình nhượng quyền bưu cục chuyển phát nhanh cũng là một sáng kiến quan trọng để xử lý vấn đề tắc nghẽn cơ sở hạ tầng đã được J&T Express áp dụng. Nhờ mô hình này, J&T Express trở thành doanh nghiệp sở hữu lượng bưu cục lớn bậc nhất trên thị trường với 1.900 bưu cục và điểm nhận hàng tại khắp 63 tỉnh thành.
Ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam chia sẻ: “Xu hướng có thể tồn tại trong ngắn hạn hay dài hạn, bởi vậy J&T Express phải đầu tư phát triển bền vững. Đó chính là lý do vì sao chúng tôi đầu tư một cách bài bản cho các trung tâm trung chuyển và ứng dụng công nghệ vào hệ thống quy trình xử lý, vận hành. Ngoài ra nhu cầu của người dùng trên thị trường luôn luôn thay đổi, J&T Express cũng liên tục đưa ra các giải pháp sáng tạo, cũng như dịch vụ mới đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng". |